Thứ sáu, 29/03/2024 20:20 (GMT+7)

Tại sao có dấu hiệu của tội đưa và nhận hối lộ mà vẫn không thể xử lý hình sự được?

Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ -  Thứ sáu, 01/10/2021 19:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong điều tra, xử lý tội phạm có một nguyên tắc là phải xử lý đúng người đúng tội và đúng pháp luật. Phải có căn cứ chứng minh, bằng chứng cứ tài liệu chứng minh một cách chắc chắn, chứ không phải bằng sự suy diễn hay nhận định.

tm-img-alt
Hình ảnh được cho là Cảnh sát giao thông "làm luật" với người vi phạm giao thông ở Hà Nội năm 2018 (Ảnh: Tiền phong)

Hỏi: Tại sao nhiều vụ án có dấu hiệu của tội đưa hối lộ và nhận hối lộ song vẫn không thể xử lý được? Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị tử hình?

(Hoàng Lan, Bình Sơn, Quảng Ngãi)

Luật sư trả lời:

1. Có dấu hiệu của tội đưa hối lộ và nhận hối lộ song vẫn không thể xử lý được

Thời gian qua, trong nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng mặc dù có dấu hiệu rõ ràng của tội đưa hối lộ và nhận hối lộ song vẫn không thể xử lý được bị can, người liên quan về tội đưa hối lộ và nhận hối lộ. Chẳng hạn như trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ ở Phú Thọ liên quan đến cựu tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa; Vụ buôn thuốc giả VN Pharma; Trừ vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG với trị giá gần 8.000 tỷ đồng ,trong đó có việc nhận hối lộ hàng triệu đô của 2 cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn...

Trong điều tra, xử lý tội phạm có một nguyên tắc là phải xử lý đúng người đúng tội và đúng pháp luật. Phải có căn cứ chứng minh, bằng chứng cứ tài liệu chứng minh một cách chắc chắn, chứ không phải bằng sự suy diễn hay nhận định.

Thông thường, những vụ đưa và nhận hối lộ được thực hiện trong bóng tối, chỉ có người đưa và người nhận với nhau. Để có nhân chứng, vật chứng, tài liệu để chứng minh là không hề đơn giản. Bản thân người đưa và người nhận đều biết rằng nếu như mà bị phát hiện thì sẽ bị xử lý theo pháp luật cho nên họ sẽ tìm cách xóa bỏ chứng cứ, chối tội.

Tuy nhiên khó khăn như vậy không có nghĩa là các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra bất lực trước hành vi đưa và nhận hối lộ bởi lẽ thực tế trong thời gian qua chúng ta đã xử rất nhiều vụ đưa và nhận hối lộ. Để làm được những việc này, đó là cả một quá trình đấu tranh rất phức tạp và lâu dài của các cơ quan điều tra.

Bên cạnh đó, có một phần là do sự thức tỉnh, sự hợp tác của đối tượng; sự tác động, cung cấp thông tin tài liệu từ những người có liên quan để trên cơ sở đó cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ để đấu tranh. Qua đấu tranh sẽ từng bước làm rõ chứng cứ, thu thập thêm chứng cứ, chứng minh chứng cứ củng cố lời khai.

Bên cạnh sự đấu tranh, có sự giáo dục, thuyết phục đối với các đối tượng để họ có thể nhận thức được những vấn đề về xử lý, về pháp luật, về sự khoan hồng của pháp luật.

Thiết nghĩ, việc điều tra, xử lý tội phạm nói chung trong đó có tội phạm về kinh tế, tham nhũng và đặc biệt là tội phạm đưa hối lộ, nhận hối lộ là việc hết sức khó khăn. Tuy nhiên khó khăn như vậy không có nghĩa là không thể.

Chúng ta cần phải tích cực học tập nâng cao hiểu biết pháp luật, bồi dưỡng nâng cao về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ điều tra. Bên cạnh đó, đối với điều tra viên cần nâng cao hiểu biết về tâm lý, về mặt đời sống xã hội của các đối tượng. Từ đó, có các biện pháp thuyết phục, giáo dục đấu tranh phù hợp.

Về chính sách pháp luật, chúng ta cần chích sách đặc biệt, phù hợp nhằm khuyết khích người có hành vi phạm tội thành khẩn, hợp tác tích cực, chủ động cung cấp tài liệu, thông tin liên quan cho các cơ quan tố tụng trong quá trình điều tra, phá án.

Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến người dân. Để khi phát hiện, họ chủ động tố giác người nhận hối lộ và cung cấp bằng chứng chứng minh người đưa và nhận hối lộ..

2. Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị tử hình?

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

-Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

-Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Tuy nhiên, tại Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 quy định người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình mà chuyển sang hình phạt tù chung thân./.

Bạn đang đọc bài viết Tại sao có dấu hiệu của tội đưa và nhận hối lộ mà vẫn không thể xử lý hình sự được?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Trường hợp nào không được phép tách thửa đất mới nhất
Theo quy định của pháp luật VN, không phải bất kì trường hợp nào cũng được phép tách thửa đất ra những mảnh đất nhỏ. Nên khi muốn tách thửa đất, người dân cần biết một số trường hợp PL quy định về việc hạn chế hoặc không được thực hiện hoạt động tách thửa
Quy định về Giấy phép tài nguyên nước
Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
Quy định về thăm dò nước dưới đất
Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
UBND xã được quyền từ chối hòa giải tranh chấp đất đai không?
Việc hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 202 quy định “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Tin mới