Thứ sáu, 29/03/2024 05:56 (GMT+7)

Tại sao không cần dùng kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?

MTĐT -  Thứ sáu, 19/08/2022 16:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khi trẻ bị cảm, nhiều bậc phụ huynh vội cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Nhưng trên thực tế, thuốc kháng sinh có thể gây hại nhiều hơn lợi. Đây là lý do tại sao...

1. Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh (nhiễm trùng đường hô hấp trên) là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em.

Các triệu chứng của cảm lạnh thông thường là:

Hắt hơi

Nghẹt mũi

Sổ mũi

Viêm họng

Ho khan

Chảy nước mắt

Sốt (thường nhẹ và kéo dài không quá 3-5 ngày)

Các triệu chứng này thường kéo dài trong vài ngày, nhưng một số trẻ em có thể bị các triệu chứng lâu hơn.

Trẻ em có thể mắc tới 4-6 đợt cảm cúm thông thường trong một năm.
Ảnh minh họa

Hầu hết các trường hợp cảm lạnh thông thường là do virus gây ra. Virus thường lây truyền qua các giọt bắn nhỏ trong không khí, tiếp xúc trực tiếp với chất tiết, dịch bị nhiễm bệnh, hoặc các đồ vật bị ô nhiễm (ví dụ như đồ chơi).

Trẻ có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc gần gũi với các thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh hoặc trẻ khác trong nhà trẻ. Trẻ em có thể mắc tới 4-6 đợt cảm cúm thông thường trong một năm và thường xuyên hơn nếu trẻ đi học.

2. Tại sao thuốc kháng sinh không cần thiết khi trẻ bị cảm?

Ngày nay, có nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau để điều trị các bệnh nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cả nhiễm ký sinh trùng và một số bệnh nhiễm trùng do nấm.

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng diệt virus.

Cảm lạnh xảy ra khi một loại virus gây kích ứng (làm viêm nhiễm) niêm mạc mũi và cổ họng. Cảm lạnh có thể do hơn 200 loại virus khác nhau gây ra, nhưng chủ yếu là do rhinovirus. Vì vậy, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Đây là lý do tại sao bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường.

3. Nguy cơ khi lạm dụng thuốc kháng sinh

Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Khi sức đề kháng giảm trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.

Sự mất cân bằng trong hệ vi sinh vật đường ruột còn làm trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng hơn như béo phì, tiểu đường loại 1.

Nguy hiểm hơn của việc lạm dụng kháng sinh sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh, nghĩa là vi khuẩn trở nên nhờn thuốc (thuốc sẽ giảm hoặc mất tác dụng điều trị bệnh).

Trẻ cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc. Một số bất lợi thường gặp như: Tiêu chảy, nôn, đầy bụng, chán ăn, thậm chí phát ban hoặc phản ứng dị ứng (sưng mắt / môi, thở khò khè...).

5. Làm gì để phòng bệnh cho trẻ?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa trẻ nhiễm vi khuẩn và virus gây bệnh là khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên với nước, xà phòng.Tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định và làm theo đúng hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ kê đơn. Không bỏ liều, tăng liều hoặc tự ý ngừng thuốc. Nếu có thắc mắc về các triệu chứng hoặc thuốc kháng sinh cần trao đối với bác sĩ./.

Bảo My (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tại sao không cần dùng kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.