Thứ sáu, 19/04/2024 11:02 (GMT+7)

Tại sao Việt Nam không sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết?

MTĐT -  Thứ tư, 25/05/2022 17:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

SKĐS - Hiện nay trên thế giới đã có vaccine phòng sốt xuất huyết nhưng tại sao ở Việt Nam vẫn chưa đưa vào tiêm chủng để tăng khả năng phòng bệnh?

Vaccine phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới và đang được một số quốc gia tin dùng đó là vaccine Dengvaxia. Vaccine này đã được FDA thông qua ngày 1/5/2019. Đây là vaccine có thể phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue cho cả 4 type huyết thanh.

Theo thông tin từ Viện Pasteur TP.HCM, vaccine này đã thực hiện qua 2 nghiên cứu giai đoạn 3 (CYD14 ở 5 nước Châu Á trong đó có Việt Nam và CYD15 ở 5 nước Châu Mỹ La tinh) với 35.000 người từ 2 – 16 tuổi đã tham gia. Dựa trên kết quả nghiên cứu pha 3 CYD14, trẻ dưới 9 tuổi không được chỉ định sử dụng vaccine.

Năm 2011, nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur TP.HCM được giao thực hiện nghiên cứu vaccine này trên 2.336 trẻ trong độ tuổi 2-14 tuổi tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang và TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu kết thúc vào tháng 11/2017.

Kết quả phân tích tổng hợp từ các nghiên cứu cho thấy, vaccine Dengvaxia cho hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở đối tượng 9 đến 16 tuổi đã từng nhiễm sốt xuất huyết trước đó.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa lưu hành vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết. Lý giải cho điều đó TS.BS Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM đã chia sẻ, "hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới và FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) đã cho phép sử dụng 1 loại vaccine phòng sốt xuất huyết đối với trẻ từ 9 tuổi trở lên. Nhưng điều kiện đặc biệt của loại vaccine này đó là trẻ phải có tiền căn mắc sốt xuất huyết rồi thì vaccine mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine cũng không quá cao. Chính vì vậy, Việt Nam chưa đưa vào tiêm chủng phòng sốt xuất huyết."

Sở dĩ, vaccine phòng sốt xuất huyết Dengue được FDA cho phép sử dụng từ trẻ 9 tuổi trở lên, không cho trẻ nhỏ và trẻ chưa từng bị sốt xuất huyết là do phần lớn trẻ từ 9 tuổi trở lên đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết trước đó.

"Khi tiêm 1 liều vaccine sốt xuất huyết vào một người chưa từng bị sốt xuất huyết có thể như 1 lần bị sốt xuất huyết. Nếu chẳng may lần sau bé bị nhiễm virus Dengue thì sẽ như một lần tái nhiễm. Trong các lần tái nhiễm bệnh nhân sẽ có những triệu chứng nặng hơn và nguy hiểm hơn so với các lần nhiễm trước đó. Cho nên nhóm trẻ từ 9 tuổi trở lên phần lớn đã từng bị rồi thì vaccine sẽ có hiệu quả tương đối", Trưởng khoa Sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM lý giải.

Sốt xuất huyết Dengue do 4 type huyết thanh của virus dengue gây ra và mỗi lần bị như thế là do 1 type huyết thanh gây ra. Do vậy, trẻ có thể tái nhiễm nhiều lần cho tới khi nào nhiễm hết cả 4 type virus Dengue. Trong những lần tái nhiễm, bệnh nhân có thể bị nặng hơn lần đầu vì cơ thể có các miễn dịch kháng thể tăng cường, khi bị lần 2, lần 3 cơ thể sẽ phản ứng mạnh hơn, dễ thất thoát huyết tương nhiều hơn, dễ xuất huyết nhiều và nguy cơ suy các tạng cao hơn. Chính vì vậy phụ huynh cần lưu ý, không chủ quan vì chúng ta có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tại sao Việt Nam không sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?