Thứ sáu, 29/03/2024 01:53 (GMT+7)

Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn

MTĐT -  Thứ tư, 17/11/2021 09:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hằng năm phần sinh khối phụ phẩm từ các cây trồng chính như lúa, ngô, mía, rau các loại có thể cung cấp tương đương với khoảng 43,4 triệu tấn hữu cơ, 1,86 triệu tấn đạm urê, 1,68 triệu tấn supe lân đơn và 2,23 triệu tấn kali sulfat.

Tương tự, với khối lượng và đặc tính của mỗi loại chất thải rắn của vật nuôi, kết quả cho thấy hằng năm lượng chất thải chăn nuôi có thể cung cấp lượng tương đương với khoảng 42 triệu tấn hữu cơ nguyên chất, 1,2 triệu tấn đạm urê, 3,1 triệu tấn supe lân đơn và 2,4 triệu tấn phân kali sunfat.

tm-img-alt
Rơm rạ sau khi thu hoạch hầu hết bị đốt ngay tại cánh đồng. Ảnh: TL

Đây được coi là con số khổng lồ để bù đắp lại dinh dưỡng trong đất và sử dụng cho cây trồng trong canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, các phần dinh dưỡng này gần như bị bỏ phí và chưa có các cơ chế khuyến khích để tái sử dụng.

Trong khi đó, chi phí để xử lý các phế phụ phẩm trong nông nghiệp hiện nay vẫn còn lớn so với thu nhập của nông dân, dẫn tới thực trạng mất đi lượng hữu cơ và dinh dưỡng cây trồng khổng lồ, gây ô nhiễm nguồn nước và không khí, trong khi đất trồng ngày càng bị thiếu hụt hữu cơ, thoái hoá trầm trọng.

Một tồn tại rất lớn trong vấn đề tuần hoàn chất thải chăn nuôi và phụ phẩm trồng trọt là mối liên hệ giữa trang trại/người trồng trọt và trang trại/người chăn nuôi rất lỏng lẻo, thậm chí không có mối liên hệ gì.

Hầu hết các trang trại chăn nuôi thì không trồng trọt; trang trại trồng trọt thì không có chăn nuôi. Vì thế, chất thải của chăn nuôi không được sử dụng cho trồng trọt, trở nên dư thừa, phải thải bỏ, gây ô nhiễm môi trường.

Ngược lại, phụ phẩm trồng trọt, ví dụ như rơm rạ, cùi ngô, bẹ và lá mía... không được tái sử dụng, gây dư thửa, phải thải bỏ, đốt bỏ gây ô nhiễm đất, nước và không khí, lại mất hàng triệu tấn hữu cơ, phân đạm, lân, kali và các chất dinh dưỡng khác.

Chất thải chăn nuôi là một nguồn tài nguyên, nhưng các trang trại chăn nuôi sở hữu cả một nguồn tài nguyên khổng lồ hàng triệu tấn mà không bán được, phải đổ bỏ, gây ô nhiễm môi trường hoặc bán với giá rẻ mạt cho các công ty phân bón.

Lý do là quy định của Nhà nước về quy hoạch và điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ. Trong đó, hơn 90% các trang trại đều không đủ điều kiện. Việc các trang trại chăn nuôi không tận dụng được chất thải của trang trại mình, chỉ thu lợi từ sản phẩm chính của chăn nuôi mà không thu được từ các sản phẩm phụ có giá trị, đặc biệt trong những thời điểm khó khăn do giá cả tụt dốc hoặc dịch bệnh leo thang thì nguồn thu nhập đó sẽ rất có giá trị trong việc duy trì sự phát triển của trang trại.

Bình Minh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.