Thứ bảy, 20/04/2024 20:25 (GMT+7)

Tái sử dụng, tái nạp chất thải nhựa

MTĐT -  Thứ sáu, 08/04/2022 09:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tái sử dụng, tái nạp (Reuse-ref ill) là một dạng của mô hình kinh doanh tuần hoàn đang dần được phổ biến trong lĩnh vực bao bì, đóng gói thực phẩm…

Đây được xem là giải pháp nhằm giảm thiểu chất thải nhựa vốn đang trở thành gánh nặng về môi trường cho các quốc gia trong đó có Việt Nam.

Kinh nghiệm từ Indonesia

PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường - cho biết, các quốc gia trên thế giới hiện cũng xác nhận, kinh tế tuần hoàn là một chính sách trọng tâm và đang xây dựng các mục tiêu, khuôn khổ báo cáo để định hướng chiến lược và đầu tư.

tm-img-alt
Tái sử dụng góp phần giảm thiểu chất thải nhựa

Tái sử dụng góp phần giảm thiểu chất thải nhựa

Là quốc gia ô nhiễm chất thải nhựa lớn thứ 2 trên thế giới, mỗi năm Indonesia tạo ra 6,8 triệu tấn chất thải nhựa; trong đó, khoảng 620.000 tấn mỗi năm rò rỉ vào đường thủy và đại dương, nếu không có sự can thiệp mạnh mẽ sẽ tăng 30% vào năm 2025 và hơn gấp đôi trong vòng một thế hệ (tức là vào năm 2040).

Để giải quyết thực trạng trên, Đối tác hành động nhựa quốc gia Indonesia (NPAP) đã phát triển 5 hành động chính, đây là kế hoạch phân tích toàn diện đầu tiên của nước này về các giải pháp nhựa với mục tiêu giảm 70% lượng rác thải nhựa trên biển vào năm 2025. Trong đó, 1 trong 5 hành động chính là “Giảm thiểu và thay thế” dự kiến ngăn chặn việc tiêu thụ khoảng 6,5 triệu tấn nhựa mỗi năm vào năm 2040.

Một trong các giải pháp cụ thể được đại diện tổ chức “Lối sống không có chất thải nhựa” của Indonesia chia sẻ là xây dựng các liên danh khuyến khích không sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần trong ngành khách sạn, nhà hàng. Thúc đẩy việc chứa nước lọc bằng chai thủy tinh thay cho chai nhựa. Mô hình này đã cho thấy tính khả thi và mang lại hiệu quả tích cực, đóng góp lớn vào giảm thiểu rác thải nhựa tại Indonesia.

Hành động của Việt Nam

Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, tái sử dụng, tái nạp (Reuse-refill) là một dạng của mô hình kinh doanh tuần hoàn đang dần được đón nhận và phổ biến trong lĩnh vực bao bì, đóng gói thực phẩm… Ở Việt Nam, các mô hình kinh doanh này đã xuất hiện từ trước nhưng còn manh mún, chưa mang tính hệ thống, toàn diện.

Một thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, chất thải rắn đô thị phát sinh ở Việt Nam dự báo đạt 54 triệu tấn vào năm 2030. Điều đáng quan ngại là hiện phần lớn chất thải của Việt Nam đang được xử lý “thô sơ” bằng chôn lấp. Chính vì vậy, việc tìm giải pháp để hướng đến tái sử dụng, tái nạp, thực hiện kinh tế tuần hoàn là rất quan trọng.

Để giải quyết vấn nạn rác thải nhựa, nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, giải pháp kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật; phát triển các mô hình liên kết, chia sẻ việc sử dụng tuần hoàn sản phẩm và chất thải; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên minh tái chế, các mô hình liên kết vùng, liên kết đô thị với nông thôn và các mô hình khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đạt được tiêu chí của kinh tế tuần hoàn.

Đồng thời, khuyến khích phát triển thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải; huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật; hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ về kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật.

Dự kiến, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn sẽ được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2023.

Bạn đang đọc bài viết Tái sử dụng, tái nạp chất thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Báo Công thương

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất