Thứ năm, 25/04/2024 04:13 (GMT+7)

Tấm gương sáng của ngành vệ sinh môi trường Thủ đô

MTĐT -  Thứ tư, 08/03/2023 09:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau hơn 20 năm gắn bó với “tiếng chổi tre”, chị Nguyễn Bích Ngọc đã trở thành ví dụ điển hình cho lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người nấu bếp, người quét rác, cũng như thầy giáo, kỹ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau”.

Đường phố sạch sẽ là động lực làm việc

Với những người trẻ tuổi mới bước vào nghề VSMT, tâm lý tự ti là điều khó tránh khỏi. Bởi, ở bất cứ giai đoạn, hoàn cảnh nào… đâu đó vẫn có những định kiến, thậm chí coi thường công việc và những người làm công việc này.

Thế nhưng, những suy nghĩ đó đã dần tan biến cho đến khi tôi có dịp gặp và tiếp xúc với chị Nguyễn Bích Ngọc - Tổ trưởng Tổ Môi trường 10, Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco) và những đồng nghiệp trong tổ.

Chị Nguyễn Bích Ngọc trong một ca làm việc.
Chị Nguyễn Bích Ngọc trong một ca làm việc.

Trao đổi với chúng tôi trong giờ giải lao giữa ca, chị Ngọc bảo, trước khi làm công nhân môi trường, bản thân đã có hơn 2 năm gắn bó các loại nghề nghiệp khác nhau. Quãng thời gian này, dù thu nhập mà các công việc kia đem lại cũng đủ để chăm lo cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Thế nhưng, trong thâm tâm luôn cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó khó xác định… Song, khi gắn bó với nghề VSMT “nút thắt” đó với được gỡ bỏ - đó chính là niềm vui trong công việc.

“Thú thực, những ngày mới bước vào nghề, bản thân cũng cảm thấy e ngại khi phải đối mặt với những câu hỏi về nghề nghiệp của bản thân. Song, cùng với thời gian, sự chia sẻ, động viên của các đồng nghiệp anh chị công nhân đi trước, những mặc cảm đó đã dần được thay thế. Bởi, ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai” – chị Nguyễn Bích Ngọc chia sẻ và nhấn mạnh, mình bỏ công, bỏ sức, lao động chân chính, góp phần làm sạch đẹp phố phường có phải ăn trộm, ăn cắp của ai đâu mà phải ngại. Thêm nữa, nếu một ngày thiếu vắng những công nhân vệ sinh môi trường, rác thải của người dân sẽ đi đâu? Từ đó, chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục gắn bó với nghề để giữ gìn Thủ đô luôn luôn sạch, đẹp.

Chia sẻ về người “chị cả” trong nghề, chị Hoàng Thị Thanh – Tổ Môi trường số 10 cho hay, không chỉ là tấm gương về tinh thần trách nhiệm trong công việc, chị Ngọc còn là một người chị cả trong gia đình, sẵn sàng quan tâm, đùm bọc những đứa em.

“Năm vừa rồi ở tổ có công nhân nhà xa, neo người, hoàn cảnh khó khăn… bị ốm nặng phải điều trị dài ngày. Biết hoàn cảnh, chị Ngọc cùng công đoàn, phân công anh, chị em trong tổ hàng ngày đến chăm nom giúp đỡ. Ngoài ra, chị cũng trực tiếp đưa đi khám chữa bệnh, lo từng bữa ăn cho công nhân này trong thời gian bị ốm như người thân trong gia đình” – chị Hoàng Thị Thanh xúc động nói.

Nếu chọn lại… vẫn chọn như bây giờ

Người ta vẫn nói, thời gian là kẻ thù của nhan sắc, sức khỏe, điều đó càng đúng hơn với những công nhân VSMT. Bởi, áp lực công việc lớn, thời gian làm việc thường bắt đầu từ 17 giờ đến 2, 3 giờ sáng ngày hôm sau.

Còn nhớ, ngày mới gặp chị Ngọc, ấn tượng trong tôi là một cô gái nhỏ nhắn, năng động… Sau hơn 20 năm gắn bó với “tiếng chổi tre”, hình ảnh nhỏ nhắn vẫn còn đó nhưng nước da đã xạm đi nhiều vì sương, gió.

Thế nhưng, trong ánh mắt của chị Ngọc ngày hôm nay khác rất nhiều so với những ngày mới bước chân vào nghề - ánh mắt tràn ngập niềm vui, hạnh phúc. Và có lẽ đúng như chị chia sẻ, đó là niềm vui khi bản thân đã đóng góp được công sức để Thủ đô luôn sạch, đẹp.

Các công nhân trong Tổ Môi trường số 10 tranh thủ trao đổi công việc, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống trong giờ giải lao giữa ca.
Các công nhân trong Tổ Môi trường số 10 tranh thủ trao đổi công việc, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống trong giờ giải lao giữa ca.

Tranh thủ những phút cuối trong giờ giải lao, tôi hỏi chị Ngọc, nếu được lựa chọn lại liệu có làm công nhân môi trường nữa không? Không ngần ngại Ngọc bảo, nhiều lúc làm việc ức chế lắm, một số người dân cứ nghĩ rác thì vứt đâu cũng được, đưa ra hàng loạt những đòi hỏi vô lý, mình nhắc nhở thì ngay lập tức nhận những thái độ, lời xúc phạm không đúng mực… nhưng, nếu được chọn lại tôi vẫn chọn như bây giờ. Bởi, với nghề này, cái được không phải là thu nhập, cái được là niềm vui, hạnh phúc khi chứng kiến Thủ đô thay da đổi thịt từng ngày. Và tuyệt với hơn khi những sự thay đổi đó có sự đóng góp nhỏ bé của chúng tôi – những công nhân VSMT.

"Tổ Môi trường số 10 do chị Nguyễn Bích Ngọc làm Tổ trưởng phụ trách phường Láng Thượng. Đây là một trong những phường có diện tích lớn nhất quận Đống Đa với nhiều trường đại học, khu tập thể, bệnh viện lớn, các tuyến đường xuyên tâm, xuyên trục…, có mật độ dân cư đông, lượng rác thải phát sinh hàng ngày lớn. Tuy nhiên, trong những năm qua, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, dịch bệnh hay không, Tổ Môi trường số 10 vẫn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được đơn vị và UBND phường Láng Thượng giao phó, đảm bảo đường phố luôn “sáng - xanh – sạch – đẹp” - ông Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc Chi nhánh Đống Đa, Công ty Urenco

Bạn đang đọc bài viết Tấm gương sáng của ngành vệ sinh môi trường Thủ đô. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Trần Việt Trung/Kinh tế đô thị

Cùng chuyên mục

Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.
Lặng thầm làm đẹp cho đời
"Khi được Công ty làm hồ sơ để đề cử đi nhận giải thưởng “Cây chổi vàng”, tôi nghĩ, được giải khuyến khích là đã mừng lắm rồi. Vậy nên khi được giải bạc, tôi và cả nhà rất vui, nhất là mẹ chồng vì bà là người tìm công việc này cho tôi khi tôi...".

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành