Thứ tư, 24/04/2024 04:09 (GMT+7)

Tân Yên-Bắc Giang: Đầu tư gần 1 tỷ đồng hỗ trợ trồng 7,6 ha sâm nam núi Dành

Tùng Anh -  Thứ sáu, 24/02/2023 12:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thực hiện Đề án phát triển cây dược liệu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã quyết định đầu tư gần 1 tỷ đồng hỗ trợ trồng 7,6 ha sâm nam núi Dành đối với các xã nằm trong vùng dự án phát triển sân nam.

Thực hiện Đề án phát triển cây dược liệu, huyện Tân Yên đã quyết định đầu tư gần 1 tỷ đồng hỗ trợ trồng 7,6 ha sâm nam núi Dành đối với các xã nằm trong vùng dự án phát triển sân nam.

tm-img-alt
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn thăm mô hình sản xuất sâm Nam của gia đình ông Thân Hải Đăng, huyện Tân Yên.

Hỗ trợ 3 hệ thống tưới tự động trên cây sâm nam núi Dành với số tiền hỗ trợ gần 60 triệu đồng thực hiện Đề án phát triển sâm nam núi Dành.

Nhằm phát triển vùng nguyên liệu cây dược liệu quý này, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên đã có quy hoạch "Định hướng phát triển sản xuất cây dược liệu từ năm 2021 đến năm 2030", trong đó có quy hoạch phát triển cây sâm Nam núi Dành tại hai xã Liên Chung và Việt Lập; kế hoạch năm 2022 huyện Tân Yên sẽ triển khai trồng khoảng 20 ha sâm núi Dành.

tm-img-alt
Nụ hoa sâm Nam núi Dành sản phẩm OCOP 4 sao của địa phương.

Cùng với đó, để bảo tồn giống sâm quý và phát huy lợi thế chỉ dẫn địa lý, huyện Tân Yên sẽ sớm ban hành và thực hiện tốt quy chế quản lý bảo hộ sản phẩm sâm Nam núi Dành. Chỉ dẫn địa lý là hình thức bảo hộ cao nhất cho sản phẩm đặc thù của địa phương bao gồm: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý.

Ngoài những dược tính ưu việt sẵn có, chỉ dẫn địa lý sẽ làm tăng thêm thương hiệu của sâm núi Dành, góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ để sâm núi Dành sẽ là một trong số những biểu tượng nông nghiệp giá trị cao của địa phương.

Theo tư liệu lịch sử thì sâm Nam núi Dành được tiến vua thời xưa, tiếng lành đồn xa nên nhiều người đến núi Dành để tìm kiếm, khai thác khiến sâm Nam ngày càng khan hiếm. Ở thế kỉ trước, sâm Nam gần như bị lãng quên, sau nỗ lực các nhà khoa học và lãnh đạo chính quyền huyện Tân Yên, sâm Nam dần hồi sinh và được nhiều khách hàng khắp nơi biết tới. Đến nay, sâm Nam được Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ sâm Nam núi Dành phát triển thành hàng hóa và là sản phẩm OCOP 4 sao của địa phương.

Hiện nay, người dân huyện Tân Yên coi sâm Nam như bảo vật, một gen giống quý để nâng niu, gìn giữ. Trong cuộc sống bà con cũng thường sử dụng sâm Nam để chữa các bệnh mãn tính như viêm gan, thấp khớp, gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ. Bên cạnh đó, những búp hoa sâm tươi được sao chế cho giá trị cao, hoa sâm sấy khô được pha chế như những loại trà thảo dược có tác dụng rất tốt cho con người.

Tại đây sản phẩm trải qua công nghệ sấy cao cấp và được đóng gói hút chân không trước khi bán ra thị trường mang lại giá trị kinh tế rất cao cho địa phương.

Bạn đang đọc bài viết Tân Yên-Bắc Giang: Đầu tư gần 1 tỷ đồng hỗ trợ trồng 7,6 ha sâm nam núi Dành. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới