Thứ năm, 25/04/2024 12:15 (GMT+7)

Tân Yên, Bắc Giang: Nhộn nhịp mùa thu hoạch hoa sâm Nam núi Dành

Trần Ngọc Sơn -  Thứ hai, 12/09/2022 22:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày giữa tháng 9 này, từ sớm tinh mơ, trên các vườn, đồi dưới chân ngọn núi Dành thuộc 02 xã Liên Chung và Việt Lập, huyện Tân Yên ( Bắc Giang), người nông dân trồng sâm Nam đã í ới, trò chuyện râm ran, nhộn nhịp thu hoạch hoa sâm Nam núi Dành.

tm-img-alt
Những chùm hoa sâm nở rộ, tua tủa trong các vườn, đồi ở thôn Đồng Sen, xã Việt Lập (huyện Tân Yên). Ảnh: TNS.

Những ngày giữa tháng 9 này, từ sáng sớm tinh mơ, trên các vườn, đồi xung quanh dưới chân ngọn núi Dành thuộc địa bàn 2 xã Liên Chung và Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang), người nông dân trồng sâm đã í ới, trò chuyện râm ran, nhộn nhịp thu hoạch hoa sâm Nam núi Dành. 

tm-img-alt
Cảnh thu hoạch hoa sâm Nam núi Dành của HTX sản xuất, tiêu thụ sâm Nam núi dành Việt Lập ở thôn Đồng Sen xã Việt Lập. Ảnh: TNS.

Mấy năm gần đây, bà con nông dân trồng sâm Nam núi Dành trên địa bàn 2 xã Việt Lập và Liên Chung nhờ tâm huyết, hồi sinh, đầu tư, phát triển cây sâm Nam núi Dành đem lại nguồn thu nhập phát triển kinh tế. Cho nguồn thu nhập từ bán hoa sâm, sâm củ và cây sâm giống thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm. 

tm-img-alt
Người nông dân thu hái hoa sâm Nam núi Dành ở thôn Đồng Sen xã Việt Lập từ buổi sáng sớm. Ảnh: TNS.

“Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ sâm Nam núi dành Việt Lập có 11 thành viên hộ gia đình, với tổng diện tích trồng khoảng 8 ha sâm Nam núi Dành. Năm nay, thời tiết thuận lợi, cây sâm phát triển cho nhiều hoa, đạt tiêu chuẩn. Vụ hoa năm nay được mùa, được giá. Ước tính, năm nay HTX sẽ thu hoạch khoảng từ 1.6 - 1,8 tấn hoa sâm khô thành phẩm. Với giá bán hiện nay khoảng 800.000 đồng - 1.000.000 đồng/kg, HTX sẽ thu về khoảng từ 1,4 - 1,5 tỷ đồng/vụ. Đặc tính của cây sâm Nam núi Dành thời gian cho khai thác nhiều hoa nhất chủ yếu ở năm 2 và năm 3. Xã Việt Lập có trên 100 hộ gia đình trồng sâm Nam núi Dành, ít thì trồng vài gốc trong vườn nhà để sử dụng, nhiều thì hàng trăm đến hàng nghìn gốc. Nhiều hộ gia đình đổi đời, giàu lên nhờ trồng cây sâm Nam núi Dành”, - Ông Thân Hải Đăng - Giám đốc HTX chia sẻ.   

tm-img-alt
Người dân thu hoạch hoa sâm Nam núi Dành ở thôn Đồng Sen, xã Việt Lập, Ảnh: TNS.
tm-img-alt
Bà Thân Thị Tách 65 tuổi, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập phấn khởi nói: “Năm nay thời tiết thuận lợi, hoa sâm nở nhiều, cánh đẹp, vụ này người trồng sâm Nam thắng lợi lớn”. Ảnh: TNS. 
tm-img-alt
Niềm vui được mùa vụ hoa Sâm Nam núi Dành năm 2022 của ông Thân Hải Đăng, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập. Ảnh: TNS. 
tm-img-alt
Một góc khu vườn sâm Nam núi Dành dưới chân ngọn núi Dành thuộc địa phận thôn Đồng Sen, xã Việt Lập.  Ảnh: TNS.

Gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh ở thôn Đồng Sen, xã Việt Lập là thành viên HTX sản xuất, tiêu thụ sâm Nam núi dành Việt Lập thông tin, gia đình ông Mạnh trồng khoảng 1,4 ha sâm Nam núi Dành. Vào vụ hoa, trung bình 2 ngày sẽ được thu hái hoa sâm/lần sẽ được khoảng từ 2,0 - 2,5 tạ hoa sâm tươi. Sau khi chế biến thành phẩm được khoảng 30 - 35 kg hoa sâm khô, trị giá bán đi được khoảng 25 - 28 triệu đồng. (chưa tính trừ các khoản chi phí). Vụ hoa sâm này, gia đình ông Mạnh ước tính thu hoạch đạt khoảng 7 tạ trà hoa sâm khô thành phẩm, trị giá khoảng trên 600 triệu đồng.  

tm-img-alt
Ông Nguyễn Tiến Mạnh ở thôn Đồng Sen, xã Việt Lập (bên trái) giới thiệu cho khách sản phẩm trà hoa sâm Nam núi Dành. Ảnh: TNS.

Theo một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, ở củ sâm sâm nam núi Dành 5 năm tuổi, có hàm lượng chất Saponin đạt 3,8% (khối lượng khô). Chất Saponin trong sâm Nam núi Dành có tác dụng cung cấp hoạt chất bồi bổ cơ thể như axit amin, khoáng chất, dầu thơm… giúp tăng cường sinh lực, tăng khả năng miễn dịch, ngừa lão hóa, chống o xy hóa, chữa ho, long đờm, hạ nhiệt giảm sốt, tăng khả năng hấp thụ tiêu hóa, dưỡng chất, chống viêm, kháng khuẩn, ức chế vi rút và một số Saponin có trong sâm Nam núi Dành có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Hoa sâm Nam núi Dành được sử dụng làm trà, có công dụng mát gan, tiêu độc, giải nhiệt, tiêu hóa, an thần chữa mất ngủ. Ngoài ra, hoa sâm Nam núi Dành còn được sử dụng kết hợp làm thang trong các bài thuốc đông y. 

tm-img-alt
Ông Thân Hải Đăng - Giám HTX sản xuất và tiêu thụ sâm Nam núi Dành Việt Lập sử dụng chiếc máy sấy điện để chế biến trà hoa sâm.  Ảnh: TNS. 
tm-img-alt
Một góc vùng trồng sâm Nam núi Dành, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập (huyện Tân Yên). Ảnh nhìn từ trên cao. Ảnh: TNS 

Gia đình ông Thân Văn Ngọc ở thôn Đồng Sen, xã Việt Lập, trồng diện tích khoảng 7.000 m2 trồng sâm Nam núi Dành. Cứ hai ngày, ông Ngọc thu hoạch được khoảng từ 1,3 -1,5 tạ hoa sâm tươi. Sấy xong, thành phẩm được khoảng 20 - 25  kg ra hoa sâm khô, trị giá từ 16 - 18 triệu đồng (chưa trừ các khoản chi phí). Vụ mùa năm nay, gia đình ông Ngọc ước tính thu về khoảng 3 tạ hoa sâm khô thành phẩm, trị giá khoảng 250 triệu đồng. 

tm-img-alt
Gia đình ông Nguyễn Khắc Lẫy ở thôn Hậu, xã Liên Chung thu hoạch vườn hoa sâm Nam ngay sát chân núi Dành. Ảnh: TNS.
tm-img-alt
Gia đình anh Nguyễn Văn Điện ở thôn Lãn Tranh 1, xã Liên Chung thu hái hoa sâm Nam núi Dành. Vụ này gia đình anh Điện dự tính thu được khoảng khoảng 5 tạ hoa sâm tươi trên diện tích vườn đã cho hoa được thu hoạch. Ảnh: TNS. 

Do đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng đồi, núi huyện Tân Yên thích hợp với loài sâm Nam quý này. Được biết, UBND huyện Tân Yên đã xây dựng và triển khai: “Đề án phát triển cây sâm Nam núi Dành” mở rộng diện tích quy hoạch vùng trồng sâm Nam núi Dành trên địa bàn huyện khoảng 200 ha, chủ yếu ở các xã, thị trấn như: Xã Liên Chung; Việt Lập; Phúc Sơn; Quang Tiến; Lan Giới; Liên Sơn; An Dương; Tân Trung; Hợp Đức và thị trấn Cao Thượng. Với mục tiêu phát triển mở rộng vùng sâm Nam núi Dành trở thành vùng dược liệu quy mô lớn của huyện. Để cây sâm Nam núi Dành phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, huyện sẽ kêu gọi các nhà doanh nghiệp, các tổ chức liên kết đầu tư trồng, chế biến, bao tiêu  sản phẩm, quảng bá nâng cao giá trị sản phẩm sâm Nam núi Dành trong nước, khu vực và quốc tế biết đến. 

tm-img-alt
Một góc vùng trồng sâm Nam núi Dành tại thôn Lãn Tranh 1, xã Liên Chung (huyện Tân Yên). Ảnh nhìn từ trên cao.
tm-img-alt
Ông Dương Văn Viên, 68 tuổi ở thôn Lãn Tranh 1, xã Liên Chung đang chế biến sao hoa sâm Nam núi Dành. Ảnh: TNS.

Cây cầu vượt sông Thương thuộc dự án nối đường quốc lộ 37- quốc lộ 17 -  đường tỉnh 292 đoạn Việt Yên - Tân Yên - Lạng Giang đi qua địa bàn xã Liên Chung và Việt Lập (huyện Tân Yên) đến nay cơ bản đã hoàn thành, vượt tiến độ trước 10 tháng so với kế hoạch. Cầu có chiều dài 400 m, rộng 12 m, hiện nay phương tiện đã có thể lưu thông qua cầu. Nhà thầu đang tích cực hoàn thiện các hạng mục phụ trợ và thủ tục quyết toán nhằm đưa công trình sớm bàn giao và sử dụng, góp phần kết nối giao thương vùng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tạo nên “cú hích mạnh” cho vùng dược liệu quý sâm Nam núi Dành và du lịch tâm linh phát triển. 

tm-img-alt
Cầu vượt sông Thương thuộc dự án nối đường quốc lộ 37- quốc lộ 17 - đường tỉnh 292 đoạn Việt Yên - Tân Yên - Lạng Giang, qua địa bàn xã Liên Chung và Việt Lập tạm thời đã có thể lưu thông.  Ảnh: TNS.
Bạn đang đọc bài viết Tân Yên, Bắc Giang: Nhộn nhịp mùa thu hoạch hoa sâm Nam núi Dành. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới