Thứ bảy, 20/04/2024 05:08 (GMT+7)

Tăng cường công tác bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư

Trần Ngọc Sơn -  Thứ hai, 03/10/2022 17:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành Công văn số 6461 ngày 27/9/2022 gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác bảo vệ chim hoang dã, chim di cư.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.

Hiện nay đã đến mùa chim di cư (khoảng đầu tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau). Dự báo tình hình săn, bẫy, bắt, buôn bán, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư tại các địa phương sẽ gia tăng, diễn biến phức tạp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện thực hiện một số nội dung: Cơ quan Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn, tăng cường tuần tra, kiểm soát các khu vực trọng điểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, bẫy, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư.

Tổ chức triệt phá các tụ điểm kinh doanh trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư.

Chủ động tố giác các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư. Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, buôn bán sinh vật cảnh trên địa bàn ký cam kết không mua, bán, trưng bày, quảng cáo mẫu vật động vật hoang dã không có nguồn gốc hợp pháp. Xử lý nghiêm các cá nhân, cơ sở kinh doanh vi phạm quy định. Cơ quan thú y và các cơ quan có liên quan tăng cường theo dõi, kịp thời phát hiện, xử lý các bệnh, dịch có nguồn gốc từ chim hoang dã, di cư có nguy cơ lây lan, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gia súc và gia cầm.

Một số hình ảnh vườn cò tại Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang do Trung tâm Dịch vụ Giáo dục và Sinh thái môi trường - Trường ĐHNL Bắc Giang cung cấp:

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Bạn đang đọc bài viết Tăng cường công tác bảo vệ các loài chim hoang dã, chim di cư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái tạo thói quen “tiêu dùng xanh, sản xuất xanh”
Những năm trước, khái niệm về "tiêu dùng xanh" còn xa lạ với đa số người dân Yên Bái, nhất là tại các huyện vùng cao thì gần đây mọi người đã quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...