Thứ năm, 25/04/2024 12:35 (GMT+7)

Tăng cường đầu tư công trình phòng chống thiên tai

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ bảy, 23/10/2021 11:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Biến đổi khí hậu toàn cầu có biểu hiện diễn ra nhanh hơn so với dự tính, thể hiện ở mức tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng những năm gần đây nhanh hơn so với các thập kỷ trước đó.

Thảm họa sinh thái khó tránh khỏi

Biến đổi khí hậu toàn cầu có biểu hiện diễn ra nhanh hơn so với dự tính, thể hiện ở mức tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng những năm gần đây nhanh hơn so với các thập kỷ trước đó. Mức tăng trung bình của mực nước biển thời kỳ 1901- 2010 là 0,19mm/năm, tăng lên 2,0mm/năm trong thời 1971-2010 đến 3,2mm/năm thời kỳ 1993-2010; Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như nóng, mưa lớn, lũ lụt... xảy ra nhiều hơn, cực đoan hơn. Ở nhiều nơi trên thế giới như nhiệt độ cao nhất ở Paris năm 2020 lên tới 43°C, còn ở miền nam châu Âu như Tây Ban Nha, Ý lên tới 45,9 độ C, đều là những kỷ lục cao nhất.
Năm 2020 là một trong 6 nhiệt độ và mực nước biển dâng năm liên tiếp nóng nhất với nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn trung bình nhiều năm 1,10C. Trước những diễn biến khó lường về mưa lũ, dông lốc, ngập, sạt lở, thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh quy hoạch và tăng cường đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai. Hiện, thành phố đã triển khai chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Tại khu vực hai bờ rạch Giồng Ông Tố (đoạn tiếp giáp phường An Phú và Bình Trưng Tây, thành phố Thủ Đức), người dân luôn sống trong tình trạng nom nớp lo sợ, bởi hai bên bờ rạch thường xảy ra tình trạng sạt lở khi mưa nhiều, triều cường dâng cao. Luôn mang tâm trạng bất an, anh Tô Văn Đại, trú tại số 145/37 Nguyễn Thị Định (phường An Phú) cho hay: “Các hộ dân sống dọc con rạch ăn ngủ không yên vì từng chứng kiến nhà cửa bị sạt xuống rạch. Mong các cấp chính quyền có phương án để người dân được đến nơi ở mới an toàn”. Bên cạnh đó, nhiều khu vực trũng như đường Lê Văn Lương (huyện Nhà Bè), Trần Xuận Soạn (quận 7), Phú Định (quận 8), Thảo Điền (thành phố Thủ Đức)…, cũng xảy ra tình trạng ngập do triều cường dâng cao.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Theo Thường trực Ban Chi huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh trong 9 tháng năm 2021, thành phố xẩy ra 6 đợt mưa dông, lốc xoáy; 1 đợt triều cường với đỉnh triều vượt mức báo động 3; 5 vụ sạt lở bờ sông, kênh, rạch. Hậu quả, làm tốc mái, hư hỏng 31 căn nhà; thiệt hại 25 ha hoa màu; đổ 282 cây xanh; sạt lở 67m kè... Phó trưởng Ban chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Chí Nguyễn Xuân Hoàng cho biết, từ nay đến hết năm 2021, thành phố tiếp tục chủ động triển khai việc ứng phó thiên tai; đẩy nhanh tiến độ các công trình đê điều, thủy lợi; gia cố cấp bách các công trình phòng, chống thiên tai xung yếu cho các địa phương.

UBND thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phố hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, UBND thành phố Thủ Đức UBND các quận, huyện và các chủ đầu tư kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của các dự án công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai để chống ngập úng, sạt lở, bảọ vệ an toàn khu dân cư. Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng thành phố) Vũ Văn Điệp cho hay, UBND thành phố đã phê duyệt đề án chống ngập và xử lý nước thải giai đoạn 2020-2025. Trước mắt, từ nay đến năm 2025, hoàn thiện Quy hoạch 752 (tổng thể thoát nước) với 16 dự án và Quy hoạch 1547(thủy lợi chống ngập úng) với gần 29 dự án, cộng thêm 70 dự án cải thiện hệ thống thoát nước, 7 hồ điều tiết... với tổng nhu cầu vốn hơn 107.000 tỷ đồng.

Còn Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Lương Minh Phúc thông tin, Ban đã thi công trở lại các công trình chống sạt lở như xây dựng kè chống sạt lở như xây dựng kè chống sạt lở bờ tả rạch Giồng - sông Kinh Lộ và bán đảo Thanh Đa - đoạn 2, đoạn 3, đoạn 4. Trong đó, phấn đấu hoàn thành công trình kè chống sạt lở sông Sài Gòn, bờ trái, hạ lưu cách cầu Sài Gòn 500m vào cuối năm 2021. Về phần mình, Sở NN&PTNT cũng kiến nghị UBND thành phố đầu tư 12 dự án thủy lợi tại huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và quận 12, giai đoạn 2021- 2025, với tổng vốn khoảng 4.500 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, góp phần đồng bộ hệ thống thủy lợi và chống ngập. Đáng kể nhất là dự án đầu tư 10.000 tỷ đồng để giải quyết ngập do triều khu vực thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Khi hoàn thành sẽ kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho haỵ, UBND thành phố đã ban hành quyết định triển khai thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
Trong đó, thành phố đặt mục tiêu giảm 50% thiệt hại do thiên tai gây ra, tập trung bảo đảm an toàn tính nạng, tài sản cho nhân dân khi xẩy ra bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, sạt lở bờ sông, ngật lụt. Đồng thời phấn đấu 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bảo đảm các yêu cầu theo phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”; 90% khu vực trọng điểm, xung yếu phòng, chống thiên tai được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát; nâng cao nhận thức cộng đồng về thiên tai, rủi ro thiên tai...

Tháng 8/2019 ở nam Bộ và Tây Nguyên, trong đó ở Phú Quốc mưa trên 1000mm (khoảng 1/3 lượng mưa năm), gây ngập lụt nghiêm trọng; ngày 3/3/2020 mưa lớn ở nhiều nơi thụộc Bắc Bộ do ảnh hưởng của không khí lạnh, trong đó ở Hà Nội mưa với cường độ 145mm/24 giờ, cao kỷ  lục trong 50 năm qua; Hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng, kéo dài trong mùa khô 2019- 2020 ở nhiều vùng trong cả nước, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên; Đặc biệt là đợt mưa lớn liên tục, kéo dài do ảnh hưởng trực tiếp của 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, kết hợp với các hình thế thời tiết gây mưa khác xảy ra ở các tỉnh miền Trung trong nửa cuối mùa hè năm 2020, dẫn đến ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất, gây tổn thất đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản.

Buộc đối với tất cả các ngành, lĩnh vực và địa phương. Chủ động thích ứng là thực hiện các hoạt động điều chỉnh dựa trên cơ sở quy hoạch và quy hoạch lại, cơ cấu lại phát triển kinh tế-xã hội của ngành, địa phương phù hợp với xu thế tác động của biến đổi khí hậu, cả dài hạn do ảnh hưởng lâu dài của nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng và ngắn hạn do ảnh hưởng của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, đồng thời thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu cho các đối tượng bị tác động, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương nhất.

Để ứng phó, cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, trước hết là cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về BĐKH; coi chủ động thích ứng với BĐKH là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các ngành, lĩnh vực và các địa phương và phải phải triển khai thực hiện ngay từ bây giờ.
Cấm phát triển mới các dự án thủy điện nhỏ. Đối với các công trình thủy điện nhỏ đang tồn tại, cần đánh giá lại tính hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng đến môi trường của từng công trình, những công trình không còn hoặc ít hiệu quả, cần chấm dứt hoạt động và khôi phục lại môi trường tự nhiên trước đây.

Báo cáo của Bộ Công thương cho biết, bình quân 1 MW thủy điện vừa và nhỏ chiếm khoảng 7,41 hecta đất. Trong đó: 0,078 hecta đất ở, 0,256 hecta đất lúa, 0,808 hecta đất màu, 2,726 hecta đất rừng, 1,507 hecta đất sông suối, trên mọi nhánh.
Tăng cường năng lực dự báo thiên tai, nhất là dự báo hạn dài, dự báo mùa. Những sự kiện thiên tai và thời tiết cực đoan xảy ra trong năm 2020 vừa qua đã bộc lộ rõ hạn chế, tồn tại trong công tác dự báo hiện nay, cần được các cơ quan dự báo khí tượng, thủy văn đánh giá nghiêm túc, nhận thức đầy đủ những khó khăn, thách thức phía trước để có phương hướng khắc phục.

Để xảy ra những thiệt hại do lũ lụt vừa qua, công tác dự báo cũng là vấn đề được đem ra “mổ xẻ”. Việc dự báo của ta thì các nước cũng chỉ đến thế mà thôi. Vấn đề ở đây là quy hoạch như thế nào. Hiện nay, thế giới người ta dùng từ: quy hoạch gắn với các rủi ro có thể xảy ra. Tức là, đừng bắt dân sống ở những vùng lũ nữa. Hãy bỏ kinh phí để tái định cư cho dân đến ở những vùng cao ráo, không có sạt lở, không có lũ ống, lũ quét. Nhưng để làm được điều này, thì những người lãnh đạo ở các địa phương phải biết thương dân.


Tài liệu tham khảo:
    1. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, Nguyên Giám đốc Sở KH-CNMT Hà Nội “Phải thích ứng với biến đổi khí hậu”. Báo điện tử Môi trường Đô thị 12/2020.
    2. Thuỳ Dương“Hệ quả từ biến đổi khí hậu”. Báo HNM 13/7/2021.
   3. Hà Nam“Tăng cường đầu tư công trình phòng chống thiên tai”. Báo HNM 22/10/2021.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường đầu tư công trình phòng chống thiên tai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.
Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới