Thứ năm, 25/04/2024 06:29 (GMT+7)

Tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ ba, 04/10/2022 17:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều người lo ngại dân số gia tăng quá nhanh sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường, khiến các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần trở nên cạn kiệt dần và tạo ra nhiều chất thải hơn.

Dân số và môi trường là 2 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, sự gia tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường do hoạt động khai thác quá mức phục vụ nhu cầu của con người.

tm-img-alt
Gia tăng dân số ở Ấn Độ. Ảnh ITN

Dân số gia tăng quá nhanh sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường. Trong khi dân số không ngừng biến động thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần trở nên cạn kiệt dần và lượng khí thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn.

Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, hơn 1,2 tỉ người. Dân số thế giới hiện nay đã hơn 6 tỉ người, nhưng điều đáng sợ hơn là tốc độ tăng dân số thế giới đang diễn ra rất nhanh. 

Dân số càng nhiều, sức ép về thực phẩm, lương thực, năng lượng, môi trường, tài nguyên cũng ngày càng lớn. Năm 1976, bình quân mỗi người dân trên thế giới ăn hết 342 kg lương thực, năm 1977 giảm xuống còn 318 kg; Năm 1976, lượng thịt bò và thịt cừu tiêu thụ bình quân mỗi người là 11,8 kg và 1,9 kg, năm 1991 giảm xuống còn 10,9 kg và 1,8 kg; Năm 1970, thế giới tiêu thụ cá nhiều nhất, bình quân mỗi người 19,5 kg, năm 1991 giảm xuống còn 16,5 kg.

Trước đây, dân số tăng trưởng khá chậm, hầu như bị kiểm soát bởi bệnh tật, xã hội và biến đổi khí hậu. Phải cho đến năm 1804, chúng ta mới đạt 1 tỷ người vì loài người liên tục cải tiến về dinh dưỡng, y học và công nghệ khiến dân số tăng lên nhanh chóng. Dân số tác động đến môi trường thông qua hai dạng chính gồm tiêu thụ tài nguyên và tạo ra các sản phẩm thải bỏ.

Trong khi đó, về nguồn tài nguyên khoáng sản và thủy điện, với trình độ kỹ thuật hiện nay loài người đang đứng trước khó khăn rất lớn, việc cung cấp năng lượng ngày càng căng thẳng, điện sản xuất ra không đủ dùng, trong khi đó chất thải công nghiệp ngày càng gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường tự nhiên.

Do đó, muốn giảm bớt những sức ép đó, nhất thiết phải khống chế tỉ lệ tăng dân số, đồng thời phối hợp với các mặt khác. Hiện nay, trước tình hình dân số thế giới đang tăng mạnh, đã có người đặt câu hỏi: "Trái Đất có thể nuôi được bao nhiêu người?". Nếu bình quân một ngày mỗi người tiêu thụ số nhiệt lượng tương ứng với 9200 jun thì một năm sẽ tiêu thụ 35,5 x 105 jun. Mỗi năm thực vật trên Trái Đất hấp thụ được từ ánh Mặt Trời 165 x 1015 gam chất hữu cơ, tương ứng với 2761 x 1015 jun nhiệt lượng.

tm-img-alt
Rừng quốc gia Wilamette ở Oregon (Mỹ) bị chặt phá không thương tiếc. 99% diện tích rừng bị hủy hoại.

Tuy nhiên, số lượng nhiệt lượng đó có thể đủ dùng cho 800 tỉ người, nhưng đó là điều không thực tế vì cho đến nay loài người mới chỉ khai thác được 0,5% tổng nhiệt lượng từ nguồn thực vật. Với khoa học kỹ thuật tiên tiến, mặc dù có lợi dụng được 1% tổng nhiệt lượng từ nguồn thực vật thì Trái Đất cũng chỉ có thể nuôi sống được 8 tỉ người. Thực tế liệu Trái Đất có thể nuôi được số người đông như vậy không, điều này rất khó nói vì tính toán trên lý thuyết chưa thể đúng hoàn toàn với thực tế. Bởi vậy nhân loại chưa nên vội vàng chạy ngay tới giới hạn nguy hiểm: 8 tỉ người.

Dân cư phân bố như thế nào?

Nhiều người lo ngại dân số gia tăng quá nhanh sẽ tác động nghiêm trọng đến môi trường. Trong khi số lượng dân số không ngừng biến động thì các nguồn tài nguyên thiên nhiên dần trở nên cạn kiệt dần và tạo ra nhiều chất thải hơn.

Khi dân số tăng lên hàng tỷ người thì họ cũng sinh sống trên một hành tinh duy nhất. Nhưng điều đáng nói, mức độ tiêu thụ tài nguyên của họ hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, một người ở mức thượng lưu sẽ tiêu thụ lượng tài nguyên đáng kể nên trái đất chỉ có sức chứa khoảng 2 tỷ người. Nhưng nếu mọi người có cách tiêu thụ thực sự cần thì sức chứa sẽ cao hơn nhiều.

Các nước đang phát triển có tỷ lệ nghèo đói và khả năng tiếp cận giáo dục, y tế thấp hơn. Nhưng các nước phát triển lại có tỷ lệ sinh thấp hơn. Chỉ tính riêng năm 2015, khoảng 80% dân số thế giới thuộc các quốc gia kém phát triển. Điều này càng tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường.

Con người đang dần tiếp cận nhiều hơn đến khái niệm đô thị hóa. Năm 1960, ít hơn 1/3 dân số sống ở thành số và đến năm 2014 thì khoảng 54%, dự kiến con số này sẽ tăng lên 66% vào năm 2050. Nhưng tại các nước đang phát triển, việc di cư đến đô thị lại gián tiếp hình nhiều khu ổ chuột, nghèo đói, tăng mức độ ô nhiễm cao hơn.

tm-img-alt
Quang cảnh bãi rác thải rộng lớn bên những ống khói công nghiệp ở Bangladesh.

Áp lực đặt lên tại các thành phố sẽ liên quan đến các nguồn tài nguyên như nước, năng lượng và lương thực. Đồng thời ô nhiễm từ phương tiện giao thông, nước thải, chất thải rắn cũng ngày càng nghiêm trọng.

Trên phạm vi toàn cầu, dân số tăng làm phát triển kinh tế nhưng lại hủy hoại môi trường. Các quốc gia kém phát triển có mức độ hoạt động công nghiệp thấp càng tăng mức độ tàn phá môi trường. Còn các nước phát triển không ngừng cải tiến công nghệ và hiệu quả về năng lượng để giảm tác động đến môi trường.

Những tác động từ dân số và môi trường

  • Tăng nạn phá rừng: dân số tăng làm tăng nhu cầu hàng hóa khiến việc chặt phá rừng diễn ra nhanh hơn. Chỉ có khoảng 14,5 triệu km rừng mưa nhiệt đới còn nguyên vẹn.
  • Khan hiếm nước: dự kiến đến năm 2040 khoảng 59% dân số thế giới gặp nhiều áp lực về nguồn nước sạch.
  • An ninh lương thực: đến năm 2050 thì nhu cầu lương thực tăng lên 50% và ước tính sẽ có 690 triệu người đói mỗi năm.
  • Phát triển đô thị: quy hoạch và sử dụng đất không phù hợp tạo áp lực đến cơ sở hạ tầng, khan hiếm nước và ô nhiễm môi trường.
  • Tăng chất thải, nước thải và khí thải: nhu cầu sống tăng cao khiến nguồn nước sạch dần cạn kiệt nhưng nước thải tăng đáng kể, khí thải công nghiệp và chất thải từ sinh hoạt/công nghiệp cũng tăng cao hơn.
  • Thảm họa thiên nhiên: hạn hán, cháy rừng, bão, lũ lụt, nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng.

Dân số và khả năng phát thải

Suy thoái môi trường hay nghèo đói thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì tiếp cận với mô hình sản xuất không bền vững. Việc sản xuất hàng hóa không cần thiết đã tác động đến việc sử dụng lượng lớn năng lượng, ô nhiễm dư thừa và chất thải. Chẳng hạn khi sử dụng năng lượng hóa thạch sẽ phát thải khí CO2 lớn dẫn đến gây hiệu ứng nhà kính.

Trong nhiều thập kỷ qua, diện tích đất canh tác trên trái đất tăng hơn 450%. Những thay đổi mục đích sử dụng đất tác động lớn đến hệ sinh thái. Trong chuyển đổi sang mục đích nông nghiệp thường dẫn đến xói mòn, hóa chất trong phân bón làm suy thoái môi trường đất. Phá rừng không chỉ làm tăng tình trạng xói mòn mà còn giảm khả năng giữ nước đã làm tăng mức độ nghiêm trọng của bão, lũ lụt. Khi con người có nhu cầu dùng đất tăng sẽ làm mất đi môi trường sống giữa các loài.

Để bảo vệ Trái đất và thế hệ tương lai, chúng ta cần các giải pháp để làm giảm ô nhiễm môi trường, tăng cường các tác động tích cực đến Trái đất như: sử dụng các nguồn tài nguyên vô hạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió thay vì đốt nhiên liệu hóa thạch; các hoạt động trồng cây, phủ xanh đồi trọc,… Hãy để Trái đất và thế hệ tương lai được sống khỏe./.

Bạn đang đọc bài viết Tăng dân số đã gây sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành