Thứ năm, 25/04/2024 17:31 (GMT+7)

Tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ tư, 17/11/2021 15:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đổi mới sáng tạo được xem lá “chìa khóa” của tăng trưởng bền vững.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định, khoa học công nghệ nói chung và đổi mới sáng tạo nói riêng phải trở thành động lực quan trọng trong mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam. Nhiệm vụ đặt ra là phải nhanh chóng hoàn thiện và nâng cao năng lực của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo...

Sau những kết quả ban đầu

Là một quốc gia đang phát triển, song Việt Nam rất quan tâm và có nhiều biện pháp để thúc đẩy tiến trình đổi mới sáng tạo. Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, những chính sách thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam gần đây đã mang lại những kết quả tích cực. Bên cạnh việc ban hành chính sách, Chính phủ cũng quan tâm thiết lập các tổ chức thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo.

Trong lúc hầu hết các doanh nghiệp đang lao đao vì Covid-19, thì tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông vẫn năm sau cao hơn năm trước. Theo Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông Nguyễn Đoàn Kết, kết quả này đạt được là nhờ chủ trương lựa chọn phát triển bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của công ty trong hơn 10 năm qua.

Tương tự Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, nhiều doanh nghiệp nhờ cải thiện quản trị hệ thống khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nên đã đứng vững và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo - một trong những yếu tố chính giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, được nước ta tập trung thúc đẩy trong những năm gần đây.

Nhờ vậy, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của nước ta liên tục được cải thiện. Trong bảng xếp hạng GII năm 2021 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hợp quốc (WIPO) mới công bố, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia là nền kinh tế tiếp tục trong tốp 45 nền kinh tế đổi mới sáng tạo nhất thế giới.

Báo cáo khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố cũng cho thấy, trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện một loạt cải cách từ cắt giảm chi phí kinh doanh, tăng cường khung pháp lý bảo vệ sở hữu trí tuệ (IP) đến thí điểm chương trình tư vấn kinh doanh dựa trên nhu cầu để thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên trong báo cáo của các chuyên gia WB cũng chỉ rõ, tốc độ và chất lượng cải cách của Việt Nam còn chưa đồng đều; chưa đạt mức kỳ vọng chỉ số tiêu chuẩn về đổi mới sáng tạo ở cả hai khía cạnh: Phổ biến công nghệ (áp dụng các công nghệ hiện có) và khám phá (sáng chế ra các sản phẩm, quy trình và công nghệ mới).

“Để có thể đạt được tham vọng trở thành một  trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng tăng trưởng, Việt Nam cần những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế” Giám đốc WB tại Việt Nam Carolyn Turk khuyến cáo.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Nhanh chóng hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Nguyên Anh cho rằng, nguyên nhân của thực trạng trên là do hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam còn non trẻ và manh mún. Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo còn tồn tại nhiều rào cản chưa có hành lang  pháp lý cho các sản phẩm, dịch vụ mới. Nhân lực công nghệ bị thiếu hụt cả về chất lượng và số lượng. Việc thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ còn yếu. Việc liên kết giữa các chủ thể tham gia vào đổi mới sáng tạo còn lỏng lẻo...

Để tháo gỡ các điểm nghẽn, khai thông nguồn lực đầu tư thúc đẩy các hoạt động đối mới sáng tạo tại Việt Nam, báo cáo khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam của các chuyên gia WB đưa ra khuyến nghị, Việt Nam cần tiến hành cải cách ở một số lĩnh vực: Khắc phục nhũng tồn tại trong môi trường kinh doanh; nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp; cải thiện số lượng, chất lượng và sự phù hợp của lực lượng lao động... Trước mắt, Việt Nam cần ưu tiên phát triển năng lực bắt kịp “đường biên công nghệ” thông qua việc tiếp nhận và phổ biến công nghệ tiên tiến từ nước ngoài hoặc các công ty đa quốc gia.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, các chuyên gia của WB và WIPO đã giúp Việt Nam nhìn thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như hỗ trợ Việt Nam hoạch định chính sách về đổi mới sáng tạo trong thời gian tới, góp phần hoàn thiện và nâng cao năng lực của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia hướng tới tăng trưởng cao và bền vững.

“Việt Nam sẽ tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình sáng tạo, truyền bá, ứng dụng tri thức và công nghệ phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững đất nước đến năm 2030 và 2045”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt khẳng định.

Tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu toàn cầu và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Mục tiêu này được thực hiện bằng các chương trình hành động, có định hướng của Chính phủ thông qua đa dạng hoá nguồn lực, trong đó có huy động đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân.

Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình tái cơ cấu nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế thông quá việc áp dụng công nghệ tiên tiến để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính... Theo Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nguyễn Hoa Cương, thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh sẽ góp phần thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa thúc đẩy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế, vừa thực hiện Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chiến lược tăng trưởng xanh và các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam...

Ông Michael Krakowski, cố vấn trưởng Chương trình “Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh” do Tổ chức hợp tác và Phát triển Đức thực hiện tại Việt Nam nhận định, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh nhưng cũng chịu tác động tiêu cực từ biến đối khí hậu, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nên kiên trì tuyên truyền và hỗ trợ cho sản xuất sạch trên diện rộng, kêu gọi đầu tư tư nhân đầu tư cho năng lượng sạch và năng lượng tái tạo...

Trên thực tế, đến nay Việt Nam ngày càng có nhiều dự án năng lượng sạch như điện mặt trời, điện gió do doanh nghiệp tư nhân đầu tư, chủ yếu ở các tỉnh miền núi, cao nguyên hoặc ven biển. Các dự án đó góp phần bảo đảm an ninh năng lượng đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường.

Dư địa cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư cho tăng trưởng xanh còn nhiều, song để thu hút được nhiều dự án từ khu vực tư nhân cũng cần giải quyết một số hạn chế, tồn tại liên quan đến quy định, chính sách.

Theo Tiên sĩ Hồ Công Hòa - đại diện nhóm nghiên cứu dự án Nâng cao vai trò của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, cần có sự thống nhất quan điểm xây dựng, hoàn thiện một hành lang pháp lý, cơ chế chính sách theo hướng vừa bắt buộc vừa khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trong thực hiện tăng trưởng xanh và gắn liền với thực thi trách nhiệm xã hội đối với môi trường.

Chính phủ, cơ quan chức năng cần nghiên cứu ban hành cơ chế thí điểm triển khai các dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong thu gom, xử lý nước/chất thải, cấp nước có quy mô đến 200 tỷ đồng ở khu vực nông thôn, cho phép doanh nghiệp tư nhân tiêp cận nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi...

Tiến sĩ Hồ Công Hòa cũng tỏ ý lo ngại về một số thực trạng, hạn chế hiện nay, gồm: Tình trạng chậm/khó khăn trong giải phóng mặt bằng xây dựng dự án; thiêu vốn “mồi”, hỗ trợ từ Nhà nước; thiếu hướng dẫn cụ thể về vấn đề đàm phán đối với dự án PPP... Chung nhận định, một số chuyên gia cũng nêu bất cập, yếu kém trong lập và triển khai quy hoạch xử lý chất, thải rắn, chính sách mua/bán và giá điện chưa ổn định... là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc tiếp cận, đầu tư và triển khai dự án của tư nhân phục vụ mục tiêu tăng trưởng xanh.

Bên cạnh đó, cần có cách tiếp cận trực diện thông qua việc nâng cao trách nhiệm của người gây ô nhiễm và buộc họ phải trả tiền ở mức tương xứng. Trong đó, nâng mức phí bảo vệ môi trường nước thải, đẩy mạnh thu phí rác thải sinh hoạt... trên tinh thần minh bạch. Ngoài ra, cần tiếp tục cải cách hành chính, bảo đảm môi trường đầu tư thông thoáng, ổn định và sự tin tưởng vào khả năng đóng góp của khu vục tư nhân vào quá trình thực hiện tăng trưởng xanh của đất nước.

Tài liệu tham khảo:

  1. Thu Hằng “Hoàn thiện chía khoá của tăng trưởng bền vững”. Báo HNM 16/11/2021.
  2. Hồng Sơn“Huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh”.
Bạn đang đọc bài viết Tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.