Thứ sáu, 29/03/2024 02:58 (GMT+7)

Thái Bình: Tháo gỡ khó khăn về đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

MTĐT -  Thứ sáu, 26/08/2022 16:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, tỉnh Thái Bình có buổi làm việc với các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn về tình hình đầu tư, xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Về thu hút đầu tư, đến nay đã có 724 dự án đăng ký đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 142.000 tỷ đồng. Trong đó có 417 dự án đăng ký đầu tư vào các cụm công nghiệp (CCN), 304 dự án đăng ký đầu tư vào các KCN và Khu kinh tế Thái Bình.

Tại Hội nghị tỉnh làm việc với các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng mới đây, các đại biểu và nhà đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tập trung thảo luận vào các nội dung như: Tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các thủ tục đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; các thủ tục về đất đai, giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường; những vướng mắc, khó khăn liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các CCN…

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận cho rằng: Trong thời gian tới, bên cạnh những khó khăn, thách thức tỉnh cũng có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và thu hút đầu tư vào tỉnh, nhất là hệ thống giao thông kết nối ngày càng đồng bộ, hiện đại; môi trường thu hút đầu tư của tỉnh thông thoáng, thuận lợi, hấp dẫn và đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của các nhà đầu tư. Ngoài ra, tỉnh còn đề ra nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư. Đây là những điều kiện quan trọng tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận nhấn mạnh, để đẩy mạnh thu hút đầu tư cần phải nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp hiện nay và đề nghị: Các huyện, thành phố cần phải quán triệt và thực hiện thật tốt công tác GPMB cụm công nghiệp; nắm chắc quy trình GPMB, phối hợp chặt chẽ với nhà đầu tư hạ tầng tăng cường tuyên truyền, vận động, vận dụng mọi cơ chế chính sách có lợi nhất cho người dân trong GPMB trên tinh thần đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời cương quyết xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân, cố tình chây ỳ, chống đối, cản trở quá trình GPMB và cam kết về tiến độ trong GPMB tại các khu, cụm công nghiệp.

Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại các trình tự, thủ tục về đất đai trên tinh thần tinh giản các thủ tục, tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư; rút ngắn thời gian xác định giá đất; tham mưu cho tỉnh có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, kế hoạch, các thủ tục hướng dẫn về trích lục, trích đo tại các khu, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền của tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại trình tự thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo hướng nhanh chóng và thuận lợi nhất cho nhà đầu tư; rà soát lại một số quy chế phối hợp với các sở ngành, địa phương để khắc phục những bất cập, tồn tại trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Đối với sở ngành chức năng của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Các nhà đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp cần khẩn trương triển khai dự án khi đã đủ các điều kiện; chú trọng trong xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, nhất là tại các CCN; đẩy mạnh việc xúc tiến và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào các khu, cụm công nghiệp; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương trong tháo gỡ khó khăn, triển khai các công việc trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, qua đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh Thái Bình hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) đã và đang được đầu tư xây dựng với tổng diện tích quy hoạch 1.930ha. Tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt trên 53%. Có 3 KCN hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ lấp đầy 100% gồm: KCN Nguyễn Đức Cảnh, KCN Phúc Khánh và KCN Gia Lễ; còn 5 KCN đang tiếp tục xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm các KCN: Sông Trà, Cầu Nghìn, Tiền Hải, Thaco - Thái Bình và Liên Hà Thái.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thái Bình còn có 46 CCN với tổng diện tích hơn 2.500ha; trong đó, có 44 CCN đã quy hoạch tỷ lệ phân khu 1/2000 và quy hoạch chi tiết với tổng diện tích gần 1.800ha. Trong số này, có 35 CCN đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp đạt trên 41%. Hiện toàn tỉnh có 22 CCN có nhà đầu tư hạ tầng được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN; trong đó, huyện Vũ Thư có 6 CCN, Kiến Xương 2 CCN, các huyện Đông Hưng, Thái Thụy, Quỳnh Phụ và Hưng Hà mỗi huyện có 3 CCN./.

Sơn Hà (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Tháo gỡ khó khăn về đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.