Thứ bảy, 20/04/2024 07:26 (GMT+7)

Thái Nguyên thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hạ -  Thứ bảy, 18/02/2023 09:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lễ hội Núi Văn - núi Võ, xã Văn Yên, Đại Từ và Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương, Thái Nguyên vừa được Bộ VHTTDL công bố trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

tm-img-alt
Lễ hội Núi Văn - Núi Võ

Lễ hội Núi Văn - núi Võ là lễ hội truyền thống, nơi đây là quê hương danh nhân Tể tướng Lưu Nhân Chú và dòng họ Lưu có nhiều người thành danh, đã từng phò giúp vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) chống giặc Minh thế kỷ XV.

Sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã phong các chức tước lớn cho Lưu Nhân Chú, Lưu Trung (cha Lưu Nhân Chú) và Phạm Cuống (em rể Lưu Nhân Chú).

tm-img-alt
Lễ hội Núi Văn - Núi Võ

Theo lời kể của các cụ cao niên ở địa phương, Thượng tướng quân Lưu Nhân Chú sinh trưởng trong một gia đình bốn đời thế tôn làm quan nhiều trấn ở vùng Thái Nguyên. Từ nhỏ Lưu Nhân Chú đã sớm được giác ngộ truyền thống yêu nước và ý chí diệt giặc ngoại xâm. Năm 1409, khi đất nước bị giặc Minh xâm chiếm, Lưu Nhân Chú đã tìm đường theo Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa. Lưu Nhân Chú đã nhanh chóng trở thành một trong những vị tướng trụ cột của nghĩa quân Lam Sơn. Đặc biệt, tại trận đánh ải Chi Lăng, ông đã cùng các tướng lĩnh tiêu diệt tướng giặc Liễu Thăng và 10 vạn quân địch. Cả cuộc đời của ông chủ yếu gắn liền với quê hương, với sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân địa phương lập đền thờ ông ngay dưới chân Núi Văn - Núi Võ và hàng năm tổ chức lễ hội tại nơi đây.

Lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 4 tháng Giêng.

tm-img-alt
Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Chè Tân Cương là đặc sản nổi tiếng nhất của Thái Nguyên. Nghề trồng và chế biến chè ở Tân Cương bắt đầu từ những năm 20 thế kỷ XX. Năm 1935, sản phẩm chè Cánh Hạc của cơ sở trồng và chế biến chè của cụ Đội Năm tham gia Đấu Xảo ở Hà Nội và đoạt giải Nhất. Tiếp nối truyền thống và những tri thức, bí kíp của cha ông truyền lại, đến nay những người làm nghề chè ở Tân Cương vẫn làm ra những cánh chè đặc biệt thơm ngon, hương vị riêng có…

Vùng chè đặc sản Tân Cương nằm phía tây TP Thái Nguyên, bao gồm ba xã Tân Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu; từ lâu nổi tiếng với sản phẩm chè búp khô nay được tập trung xây dựng thành vùng sản xuất chè an toàn, có những địa chỉ đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn UTZ Certified (chương trình chứng nhận nông sản bền vững toàn cầu cho bốn sản phẩm cà phê, ca-cao, trà, dầu cọ) về sản xuất các sản phẩm nông sản tốt trên quy mô toàn cầu. Đường từ TP Thái Nguyên về Tân Cương giờ rất đẹp.

Hai bên đường, những đồi chè xanh mát, tầng tầng lớp lớp chồng nối lên nhau như một bức tranh hoành tráng kéo dài miên man. Chè vừa là cây trồng mang những nét văn hóa đặc trưng, cũng là nguồn sản phẩm giúp cuộc sống sung túc, giàu có cho người dân. Những ngôi nhà khang trang, bề thế mọc lên, nhiều gia đình trở thành triệu phú.

Mấy năm nay, nơi đây trở thành địa chỉ thu hút khá đông du khách khi đến Tân Cương và Khu Du lịch Hồ Núi Cốc. Trên diện tích gần 27.000 m2, Không gian văn hóa Chè được đầu tư như một bảo tàng thu nhỏ với hơn 500 tài liệu, hiện vật, câu chuyện văn hóa sinh động, là nơi thưởng đãi du khách đến với quê hương “Đệ nhất danh trà”; “gói ghém” trọn vẹn những câu chuyện về truyền thống nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến chè Thái Nguyên.

Với ưu thế địa lý chỉ cách thành phố chừng 10 km, Không gian văn hóa Chè đã đón hàng vạn lượt du khách đến tham quan, thưởng thức và khám phá những giá trị tinh hoa của văn hóa Trà Việt, kể từ khi mở cửa vào cuối năm 2011 đến nay. Du khách có thể bắt gặp ở đây nhiều tư liệu, hiện vật và sưu tập quý về nghề chè; cả những ấm trà cổ, lâu đời và độc đáo…

Những nương chè, đồi chè ở Tân Cương, hầu hết đã có từ lâu đời, hình thành nên những vùng chè cổ. Sự thay da đổi thịt mỗi ngày với mảnh đất và con người Tân Cương như một câu chuyện cổ tích có hậu. Hương vị chè thơm ngon cùng với những thương hiệu nổi tiếng đã được người dân xây dựng, khai thác trên nền tảng văn hóa bền vững với đặc trưng riêng ít nơi nào có được.

Bạn đang đọc bài viết Thái Nguyên thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...