Thứ bảy, 20/04/2024 21:14 (GMT+7)

Thăm vùng vú sữa làng Cửa Sông ở Tân Yên, Bắc Giang

Trần Ngọc Sơn -  Thứ tư, 27/04/2022 14:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những ngày cuối tháng 4 năm 2022, về xã Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang), luôn gặp cảnh người nông dân tấp nập thu hoạch quả vú sữa cho kịp thời vụ trên các vườn đồi, bờ, bãi ven dòng sông Thương. Vú sữa được mùa, chín sai trĩu cành.

Thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang nằm cạnh ngã ba vùng trung lưu con Sông Thương. Từ bao đời nay, vùng đất này được bồi đắp bởi dải phù xa màu mỡ. 

Những ngày cuối tháng 4 năm 2022, về xã Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang), luôn gặp cảnh người nông dân tấp nập thu hoạch quả vú sữa cho kịp thời vụ  trên các vườn đồi, bờ, bãi ven dòng sông Thương. Vú sữa được mùa, chín sai trĩu cành. Nhiều hộ dân nhờ trồng vú sữa vươn lên thoát nghèo, tiến tới làm giàu với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Vú sữa làm đổi thay cuộc sống của người dân nông thôn mới xã Hợp Đức. 

tm-img-alt
Một góc làng vũ sữa thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức ảnh nhìn từ trên cao. 

Tới thôn Cửa Sông thăm gia đình ông Nguyễn Văn Cường, 62 tuổi, hiện là Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức. Trong ngôi nhà ông, chúng tôi thấy trên tường treo rất nhiều Bằng khen, Giấy khen các loại dành cho cá nhân ông và các giấy Chứng nhận VIETGAP; Chứng nhận OCOP và Chứng nhận Đăng ký nhãn hiệu của Hợp tác xã. 

tm-img-alt
Các Chứng nhận sản phẩm vú sữa của HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức.

Được biết, ông Cường là người đầu tiên ươm giống cây vú sữa đầu tiền trồng ở vùng đất bồi phù xa này. Nói về cơ duyên đến với nghề trồng vú sữa, ông nhớ lại: “Năm 1987, tôi được bà chị ruột cho mấy quả vú sữa tím về ăn. Thấy ngon, lấy hạt đem trồng ngoài vườn. Hợp đất, cây lớn nhanh, sau 4 năm, cây bói lứa quả đầu tiên. Thấy vú sữa ăn lành, ngọt, mát, bổ dưỡng. Từ một cây, tôi nhân ra bằng phương pháp chiết cành và gieo ươm hạt. Lúc đầu từ 5-7 cây, dần dần cứ mỗi năm trồng thêm một ít nhân rộng ra khắp vườn đến nay được khoảng 1, 2 ha, với khoảng gần 130 cây vú sữa cổ. Hiện nay, vú sữa của gia đình tôi đều có tuổi đời từ trên dưới 30 năm. Cây vú sữa tổ này được trên 35 năm rồi đấy”. Vừa nói, ông Cường vừa chỉ tay vào cây vú sữa cổ thụ khẳng định. 

tm-img-alt
Cây vú sữa tổ được ông Cường lấy hạt quả vú sữa tím gieo trồng năm 1987 đến nay được trên 35 tuổi. Từ cây giống vú sữa tổ này, ông Cường nhân rộng làm nên  thương hiệu nổi tiếng đặc sản vú sữa Hợp Đức, Tân Yên ( Bắc Giang) hôm nay được nhiều nơi biết tới. (Ông Nguyễn Văn Cường, đứng thứ 3 từ phải sang trái đang giới thiệu cây vú sữa tổ trên 35 năm tuổi)

Thấy trồng cây vú sữa dễ, hợp với khí hậu và thổ nhưỡng đất phù xa, cho nhiều quả, mùi vị hấp dẫn, thơm ngon, mát bổ, nhiều người trong làng đến xin giống về trồng, nhân rộng ra phát triển kinh tế. Xã Hợp Đức có các thôn Cửa Sông; Hòa An; Lò Nồi; Hòa Mục và Lục Liễu trên phát triển mạnh mô hình trồng vú sữa. Trong xã, thôn nào cũng có gia đình trồng vú sữa. Hộ ít cũng gần chục cây đến vài chục gốc, hộ nhiều có tới hàng trăm gốc.

Năm 2020, gia đình ông Cường còn mở rộng đầu tư, trồng thêm 01 vườn vú sữa ngoài bãi sông với diện tích khoảng 0,18 ha. Với giá bán vú sữa hiện nay, trung bình tại vườn là 25.000 đồng/kg quả loại 1 (bán buôn). Có thời điểm vú sữa lên giá bán buôn tới 30.000 - 35.000 đ/kg. Khoảng 6 - 7 năm trở lại đây, sản lượng vú sữa của gia đình ông Cường thu hoạch ổn định hàng năm khoảng trên dưới 20 tấn quả/năm. Bán ra thị trường ước đạt được khoảng trên 500 triệu đồng/năm. 

tm-img-alt
Gia đình ông Nguyễn Văn Cường phân loại vú sữa, đóng hộp ngay sau thu hoạch để gửi đi tiêu thụ.

Câu chuyện đang rôm, thỉnh thoảng lại bị ngắt quãng bởi tiếng chuông điện thoại di động reo vang của thương lái các tỉnh gọi về cho ông đặt mua quả vú sữa đang vào vụ. Mấy năm trở lại đây, phong trào trồng cây vú sữa tạo bóng mát đồng thời để ăn quả được nhiều người quan tâm. Nhiều khách hàng còn đến tận vườn nhà ông Cường chọn mua những cây vú sữa cổ to có giá lên tới vài chục triệu đồng, sau đó xe cẩu và ô tô vận để chuyển đi. 

Phong cảnh mùa vú sữa vùng Cửa Sông, còn được các chị em phụ nữ ở đây cùng một số các du khách tham quan đến Check-in, ghi lại những bức ảnh dấu ấn loài cây đặc sản đổi đời ở quê mình không phải ở đâu cũng có. Chúng tôi còn bắt gặp cảnh các chị em phụ nữ thôn Cửa Sông với những tà áo dài rủ nhau tìm góc đẹp ghi lại dấu ấn với vườn vú sữa mùa hè năm 2022.

Chị Ngô Thị Hoa - Chủ tịch Hội LHPN xã Hợp Đức cho biết: “Không phải đâu cũng có cảnh đẹp như vườn vú sữa nơi cửa sông như quê mình. Vú sữa rợp bóng, trĩu quả dọc đường bê tông tới tận các ngôi nhà”.        

tm-img-alt
Du khách tham quan trên đường làng rợp bóng cây vú sữa. 

Chị Nguyễn Thị Thỏa, sinh năm 1989, giáo viên Trường Mầm non xã Hợp Đức, chia sẻ: “ Cảnh đẹp mùa vú sữa ven bờ nước con Sông Thương có thể quay video làm tư liệu đưa vào các video phim ca nhạc, lồng ghép các bộ ảnh cưới của cho các đôi bạn trẻ thật tuyệt vời!”.    

tm-img-alt
Chị Nguyễn Thị Thỏa, Giáo viên Trường Mầm non xã Hợp Đức Check - in bên chùm vú sữa.
tm-img-alt
tm-img-alt
Thưởng thức hương vị ngọt ngào của trái vú sữa tại vườn nhà ông Cường. 
tm-img-alt
Tạo dáng Check -  in với chùm vú sữa hè 2022

Hàng năm, ngoài phát triển kinh doanh bán quả vú sữa cho các thương lái và người tiêu dùng, gia đình ông Cường còn ươm giống và xuất bán gần 01 vạn cây vú sữa con thu về trên dưới 200 triệu đồng. Vú sữa được xuất bán đi thị trường trong tỉnh Bắc Giang và các tỉnh bạn như : Phú Thọ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội và Lạng Sơn… bởi giống vú sữa tím nhà ông Cường ngọt đậm, mọng nước, vỏ mỏng, dày cùi. Trước mắt chúng tôi thấy, ngay lối vào sân nhà ông Cường, một công trình nhà ở đang được xây dựng gia cố phần móng. Được biết, gia đình ông đang xây dựng thêm ngôi nhà biệt thự kiểu Thái ở có diện tích 170 m2, tính ước tổng trị giá khoảng trên 2 tỷ đồng để phục vụ sinh hoạt chung của gia đình với ba thế hệ. 

tm-img-alt
Ông Nguyễn Văn Cường giới thiệu mô hình vùng sản xuất vú sữa theo tiêu chuẩn VIET - GAP 

Bà  Nguyễn Thị Kiểm, 60 tuổi, sống một mình ở thôn Cửa Sông kể, bà sống một mình, các con ở riêng hết, có mấy sào ruộng khoán, gần 10 năm nay, bà Kiểm cho người khác làm. Mình bà cả năm chỉ trông vào gần 20 cây vú sữa to cổ thụ, chăm tốt cũng cho thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/năm, cũng đủ sinh sống.

Thăm gia đình Bí thư Chi bộ thôn Cửa Sông Nguyễn Trọng Khang, gia đình ông có 3,6 ha vườn, trồng 100 gốc vú sữa được khoảng 20 - 25 năm tuổi. Mỗi vụ cho nhập ổn định trên 300 triệu đồng/ năm. Tích lũy từ bán quả vú sữa giúp gia đình ông xây được căn nhà khang trang to đẹp bề thế giữa làng. Vú sữa là cây ăn quả đặc sản cho giá trị dinh dưỡng cao, trái cây mang hương vị đặc trưng riêng biệt, rất thơm ngon và bổ dưỡng, cây vú sữa dễ trồng, hiệu quả kinh tế cao, ít bị sâu bệnh. 

tm-img-alt
Ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Trọng Khang - Bí thư Chi bộ thôn Cửa Sông xây dựng nhờ thu nhập từ trồng cây vú sữa.

Xã Hợp Đức có lợi thế nằm ven bờ sông Thương, dải đất hình thành, bồi đắp kiến tạo lâu đời với nhiều bãi bồi phù sa màu mỡ. Cây vú sữa mang lại đời sống ấm no, thay đổi diện mạo cả một vùng quê thanh bình, trù phú. Nhiều gia đình khá lên, làm giàu phát triển kinh tế bằng trồng vũ sữa. Phải kể đến gia đình các ông như: Ông Nguyễn Văn Cường; Nguyễn Trọng Khang; Lê Quang Cảnh; Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Văn Triệu…Đời sống của người dân nông thôn nơi đây đang từng bước đổi mới, khởi sắc từng ngày.

Trao đổi về tiềm năng, thế mạnh, định hướng phát triển cây vú sữa tại huyện Tân Yên, bà Đào Thu Phương - Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: “Trên địa bàn huyện Tân Yên có 18/22 xã, thị trấn có trồng cây vú sữa ăn quả với tổng diện tích khoảng trên 74 ha. Xã Hợp Đức chiếm diện tích lớn nhất huyện, gần 25 ha.

Tổng sản lượng vú sữa của huyện năm 2021 đạt 185 tấn, số tiền thu khoảng trên 200 tỷ đồng; Phòng đã tham mưu cho UBND huyện, có cơ chế hỗ trợ mở rộng diện tích trồng cây vú sữa thông qua Đề án phát triển sản xuất cây ăn quả giai đoạn 2021-2025; hỗ trợ chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ thiết kế in bao bì sản phẩm; xây dựng vườn ươm, nhân giống. Phối hợp với các tổ chức nghiên cứu hướng dẫn tập huấn kỹ thuật cho người dân tiếp thu quy trình nhân giống bằng phương pháp ghép, tạo nguồn giống chất lượng, mở rộng diện tích sản xuất; hướng dẫn thực hiện quy trình sản xuất vú sữa thâm canh. Thời gian tới, huyện tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích sản xuất vú sữa trên địa bàn. Dự kiến, đến năm 2025, trồng mới khoảng 40 ha. Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì; mở rộng vùng sản xuất vú sữa đạt tiêu chuẩn VietGAP, hướng tới xây dựng vùng vú sữa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU...”.

Bạn đang đọc bài viết Thăm vùng vú sữa làng Cửa Sông ở Tân Yên, Bắc Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất