Thứ năm, 25/04/2024 14:25 (GMT+7)

Thành phố bọt biển - Sponge City - Thích ứng với môi trường và thiên tai

MTĐT -  Thứ ba, 06/12/2022 14:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sponge City là thành phố giống như một miếng bọt biển có “độ co giãn” tốt trong việc thích ứng với những thay đổi của môi trường và đối phó với thiên tai.

Nội dung chính
•    Khái niệm về thành phố Bọt biển
•    Kinh nghiệm triển khai dự án thành phố Bọt biển
•    Những thách thức khi áp dụng mô hình thành phố Bọt biển ở VN
•    Định hướng triển khai mô hình thành phố Bọt biển ở VN
•    Dự kiến các bước triển khai mô hình thành phố Bọt biển

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt

Khái niệm về thành phố bọt biển (SC)
• SC là thành phố giống như một miếng bọt biển có “độ co giãn” tốt trong việc thích ứng với những thay đổi của môi trường và đối phó với thiên tai. Các giải pháp trong SC bao gồm: Hấp thụ nước – thấm nước, lưu trữ nước, làm sạch nước, sử dụng nước, lưu trữ nước và xả thải nước khi cần thiết.

tm-img-alt

• SC là một giải pháp dựa trên tự nhiên, sử dụng cảnh quan để giữ nước tại nguồn, làm chậm dòng chảy và làm sạch nó trong quá trình xử lý.

• SC là một mô hình xây dựng đô thị mới để quản lý lũ lụt, tăng cường cơ sở hạ tầng sinh thái và hệ thống thoát nước mặt của đô thị.

• SC được quy hoạch và xây dựng để tăng khả năng hấp thụ nước mưa, sau đó nước mưa được tái sử dụng hoặc được lọc tự nhiên bởi đất và thấm nhập các tầng chứa nước ngầm bên dưới bề mặt đô thị.

tm-img-alt
Nguồn: ScienceDirect

Tiêu chí & Mục tiêu thiết kế thành phố bọt biển

1. Bảo vệ được hệ sinh thái đô thị bằng cách tối đa hóa việc bảo vệ các sông, hồ, đất ngập nước, ao, mương và các khu vực nhạy cảm về sinh thái nước khác.
2. Phục hồi được hệ sinh thái bằng cách duy trì một tỷ lệ không gian sinh thái nhất định đã bị hư hại do quá trình xây dựng mở rộng đô thị.
3. Hạn chế các tác động đến môi trường sinh thái khi xây dựng và phát triển đô thị bằng cách kiểm soát phát triển hợp lý, giữ lại đủ không gian xanh của thành phố, kiểm soát tỷ lệ diện tích không thấm của đô thị, giảm thiểu rủi ro ô nhiễm môi trường nước, thúc đẩy quá trình thu gom và lọc nước mưa tự nhiên.

tm-img-alt
Nguồn: City Planning Review
tm-img-alt
tm-img-alt
Cây xanh, mặt nước, hồ nước
tm-img-alt
Thảm cỏ bên đường
tm-img-alt
Tòa nhà xanh
tm-img-alt
Mái nhà xanh
tm-img-alt
Tách nước mưa và nước thải
tm-img-alt
Hè thấm nước bằng thực vật
tm-img-alt
Hệ thống thấm nước bằng bể ngầm

Kinh nghiệm triển khai mô hình thành phố bọt biển

• Trung Quốc: Một trong những phương án mà Trung Quốc đối phó với tình trạng ngập lụt tại các khu đô thị đông dân cư là xây dựng thành phố “bọt biển”. Sáng kiến về thành phố “bọt biển” được đưa ra từ năm 2015 với hoạt động chính là cải tạo hệ thống ao hồ, hệ thống thoát nước cao cấp giúp hấp thụ lượng nước mưa thay vì đổ ra sông. Mô hình này được triển khai 30 thành phố của TQ

tm-img-alt

• Tại thành phố Vũ Hán, thành phố bọt biển được xây dựng dựa trên các giải pháp như vườn mưa, mái nhà xanh, thảm cỏ, mặt đường thấm, gạch thấm nước, mặt đường bê-tông thấm, rãnh thấm và module lưu trữ nước mưa.

• Tuy nhiên, một số hiện tượng thời tiết cực đoan tần suất thấp có thể làm giảm hiệu quả đáng kể của mô hình này. Tại thành phố Trịnh Châu, trận lũ tháng 7 năm 2021 gây thiệt hại nghiêm trọng, mặc dù thành phố đã được đầu tư hơn 8 tỷ USD cho các giải pháp thành phố bọt biển.

Kinh nghiệm triển khai mô hình thành phố bọt biển

• Thành phố Berlin, Đức: mô hình thành phố bọt biển – “schwammstadt” đã được triển khai trong những năm 2000 tại khu dân cư Rummelsburg, phía Đông Berlin. Mô hình này đã được nhân rộng tại thành phố Berlin với tầm nhìn “thành phố có thể hấp thụ nước mưa như một miếng bọt biển và lại giải phóng nó khi cần nước”.

Theo kế hoạch, thành phố dự kiến ngân sách 100 triệu Euro để đầu tư cho 400.000m3 không gian lưu trữ nước mưa đến năm 2024. Theo chính quyền thành phố, điều quan trọng nhất là học hỏi lẫn nhau và suy nghĩ đổi mới – để tạo ra ngày càng nhiều nước mưa có thể sử dụng được cho thành phố, người dân và cây trồng của thành phố trong tương lai.

tm-img-alt

Những thách thức khi áp dụng mô hình thành phố bọt biển tại các đô thị Việt Nam

tm-img-alt

1. Chưa có cơ sở pháp lý để triển khai lồng ghép mô hình thành phố bọt biển trong quy hoạch đô thị;

2. Thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để quy hoạch, xây dựng và triển khai các giải pháp cụ thể cũng như các công tác liên quan đến việc thẩm tra, thẩm định;

3. Chưa có hướng dẫn, quy trình triển khai mô hình thành phố bọt biển từ bước lập quy hoạch, lập dự án và triển khai thi công, đánh giá cụ thể;

4. Áp lực khan hiếm đất đai ở các đô thị lớn dẫn đến thiếu không gian xanh để phát triển mô hình thành phố bọt biển trên quy mô lớn;

5. Sự đồng thuận và tham gia của khu vực tư nhân, cộng đồng trong thu gom nước mưa tại nguồn và triển khai giải pháp bọt biển trên các công trình công cộng sở hữu tư nhân;

6. Thiếu định mức kinh tế, kỹ thuật trong quản lý vận hành và bảo trì các hệ thống thoát nước bền vững;

7. Cơ quan quản lý chuyên môn ở địa phương, đơn vị tư vấn, thiết kế địa phương chưa có kinh nghiệm trong việc áp dụng các giải pháp thành phố bọt biển;

8. Thiếu cơ sở dữ liệu về kiểm soát bề mặt đô thị, hạn chế trong khả năng chia sẻ dữ liệu, kinh nghiệm của các địa phương với nhau.

Định hướng triển khai mô hình thành phố bọt biển tại các đô thị Việt Nam

1. Thực hiện thí điểm mô hình thành phố bọt biển với quy mô khác nhau với các đô thị theo phân vùng khí hậu Việt Nam và các cấp đô thị từ loại III trở lên để bước đầu đánh giá hiệu quả, hình thành quy trình lập và thẩm định quy hoạch, dự án
2. Trên cơ sở đánh giá, xây dựng và cập nhật quy chuẩn Quy hoạch xây dựng 01:2021/BXD; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật quốc gia về thành phố bọt biển;
3. Đảm bảo căn cứ pháp lý cao nhất từ cấp trung ương thông qua nội dung thành phố bọt
biển gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu;
4. Thí điểm và xây dựng cơ chế hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư, tư nhân khi tham gia mô hình thành phố bọt biển của địa phương;
5. Xây dựng dữ liệu dùng chung về quy hoạch thành phố bọt biển, dự án thành phố bọt
biển, dữ liệu hỗ trợ phân tích kiểm soát khả năng thấm của bề mặt đô thị.
6. Nâng cao nhận thức, năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế và năng lực quản lý của cơ quan chuyên môn ở địa phương trong quản lý triển khai mô hình thành phố bọt biển.

Các bước dự kiến triển khai thí điểm mô hình thành phố bọt biển tại một số đô thị ở Việt Nam

tm-img-alt

PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến
Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng

Bạn đang đọc bài viết Thành phố bọt biển - Sponge City - Thích ứng với môi trường và thiên tai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quản lý rác thải điện tử - Bài học từ thế giới
Rác thải điện tử khó tái chế, xử lý với chi phí cao nên việc xử lý ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có thể là bài học hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường Việt Nam trong xử lý loại chất thải này.
Ngành chiếu sáng Việt Nam trên lộ trình chuyển đổi số
Khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành kỹ thuật số vào ngành chiếu sáng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng tại các đô thị và tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, ...

Tin mới

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.