Thứ sáu, 29/03/2024 06:34 (GMT+7)

Thành phố đầu tiên trên thế giới cấm bán sản phẩm nước đóng chai

MTĐT -  Thứ ba, 09/04/2019 15:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nạn ô nhiễm rác thải nhựa đang trở thành vấn đề cấp thiết toàn cầu và được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới sau biến đổi khí hậu.

Ý thức được những hậu quả từ “ô nhiễm trắng”, mới đây, TP. San Francisco (Hoa Kỳ) đã mạnh tay đưa ra một đạo luật mang tính chất "cách mạng": Cấm buôn bán toàn bộ các sản phẩm nước đóng chai.

Đạo luật này đưa ra nhằm giải cứu các đại dương khỏi hàng ngàn chai nhựa từ chính thành phố này thải ra mỗi năm, đồng thời giúp hệ sinh thái biển thoát khỏi nguy cơ bị hủy diệt vì rác nhựa.

Người dân San Francisco cũng hiểu rõ tác hại của các sản phẩm nhựa sau khi bị chôn vùi dưới đất sẽ thôi ra những chất hóa học độc hại, hay thời gian phân hủy có thể lên tới hàng nghìn năm.

Do đó, họ đã đồng thuận với đạo luật này của chính quyền thành phố vì mục tiêu chung là bảo vệ cả môi trường thành phố và Vịnh San Francisco. Đây cũng chính là tên một tổ chức phi lợi nhuận địa phương (Save The Bay of San Francisco) được thành lập từ năm 1961, với mục đích triển khai các chiến dịch tình nguyện dọn sạch rác thải nhựa trên đại dương.

Mục tiêu của đạo luật này là đến năm 2020 sẽ giải quyết toàn bộ các loại rác thải nằm tại các bãi rác. Và họ đang thực hiện nó một cách hết sức hiệu quả, khi hoàn thành mục tiêu đến 80%.

TP. San Francisco (Hoa Kỳ) cấm buôn bán toàn bộ các sản phẩm đóng chai. Ảnh minh họa: Internet.

Để thực hiện quy định mà không gây xáo trộn cho người dân, thành phố đã lắp đặt rất nhiều vòi nước uống công cộng miễn phí quanh thành phố. “Ở San Francisco, chúng tôi luôn đi đầu trong lĩnh vực môi trường. Người dân đang tập thói quen mang theo các chai nước của chính mình, đưa vào vòi là có nước uống”, ông David Chiu - Ban Kiểm soát hội đồng thành phố San Francisco cho biết.

Trong trường hợp có người cố tình vi phạm, chính quyền thành phố San Francisco đưa ra mức phạt hành chính lần đầu là 1.000 USD và lần tái phạm sau có thể mức phạt sẽ cao hơn.

"Ở San Francisco, chúng tôi đã luôn đi đầu trong lĩnh vực môi trường. Người dân đang tập thói quen mang theo các chai nước của chính mình, đưa vào vòi là có nước uống." - Chiu chia sẻ.

Theo một nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học đến từ Mỹ và Úc công bố hồi năm ngoái, mỗi năm Mỹ  0,3 triệu tấn rác nhựa từ nước đến từ Mỹ.

San Francisco không phải là thành phố đầu tiên đưa ra đạo luật này, tại một thị trấn của Australia, cả chính quyền và người dân nơi đây đều bỏ phiếu ủng hộ cho quyết định cấm kinh doanh nước đóng chai để đảm bảo cho môi trường.

Theo đó, người dân tại thị trấn Bundanoon, bang New South Wales (Australia) là cộng đồng đầu tiên trên thế giới cấm bán nước đóng chai. Hàng trăm người dân trong thị trấn đã đến tòa thị chính để bỏ phiếu, tuy nhiên chỉ có một phiếu phản đối, chống lại lệnh cấm trên.

Sẽ có 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, mỗi phút, toàn thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng.

Tổng cộng có một nửa số sản phẩm nhựa là loại chỉ để dùng một lần, từ ống hút, dây câu cá tới tã trẻ em hay túi bọc đồ. Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu.

Loại chất dẻo này chiếm 10% tổng lượng chất thải hiện đang tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế và sức khỏe con người. Không thể phủ nhận rằng lâu nay các vật dụng bằng nhựa và túi nilon được người tiêu dùng ưa chuộng và sử dụng trong mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày vì tính tiện lợi và nhiều công dụng.

Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới.

Tuy nhiên, loại chất dẻo này có đặc tính khó phân hủy. Một chiếc túi nilon, nhiều khi được sử dụng trong 5 phút, chỉ mất 5 giây để sản xuất và cần 1 giây để vứt bỏ, song để phân hủy thì cần từ 500-1.000 năm.

Gần 1/3 số túi nilon mà con người sử dụng không được thu gom và xử lý, và hậu quả là rác thải nhựa và nilon phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra thảm họa mà các nhà khoa học gọi là "ô nhiễm trắng".

Giới phân tích đánh giá nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm nhựa tiếp tục tăng như hiện nay, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất vào năm 2050 và như vậy sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đại dương.

Hiện thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ trên trái đất. Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng...

Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương gây thiệt hại 2,5 tỷ USD mỗi năm

Theo báo TN-MT, một nghiên cứu công bố mới đây cho biết, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương trên thế giới gây thiệt hại 2,5 tỷ USD mỗi năm và gây thất thoát tài nguyên.

Nghề cá, nuôi trồng thủy sản, các hoạt động giải trí và phúc lợi toàn cầu đều bị ảnh hưởng tiêu cực do ô nhiễm rác thải nhựa, với ước tính giảm 1-5% lợi ích mà con người lẽ ra được hưởng từ đại dương. Theo một nghiên cứu được công bố tuần qua trên Bản tin về ô nhiễm hàng hải, chi phí mang lại những lợi ích như vậy, được gọi là giá trị hệ sinh thái biển, lên tới 2,5 triệu USD mỗi năm.

Nghiên cứu cho thấy Mỗi tấn chất thải nhựa cũng được cho là làm giảm giá trị môi trường tới 33.000 USD và ước tính có khoảng 8 triệu tấn ô nhiễm nhựa đổ vào các đại dương trên thế giới hàng năm.

Tiến sĩ Nicola Beaumont, nhà kinh tế môi trường thuộc Phòng thí nghiệm biển Plymouth, người đứng đầu nghiên cứu cho biết đây là cuộc điều tra đầu tiên chỉ ra tác động kinh tế và xã hội của rác thải nhựa trên biển.

“Tính toán của chúng tôi là cố gắng đầu tiên để “áp giá cho nhựa”. Cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để tinh chỉnh nhưng chúng tôi cho rằng con người đã đánh giá thấp chi phí thực sự mà rác thải nhựa tác động tới xã hội loài người” - ông Beaumont cho biết.

“Các ước tính đã không tính đến các tác động trực tiếp và gián tiếp đến các ngành công nghiệp du lịch, vận tải và thủy sản, hoặc đối với sức khỏe con người”, các tác giả cảnh báo.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Thành phố đầu tiên trên thế giới cấm bán sản phẩm nước đóng chai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.