Thứ bảy, 20/04/2024 07:06 (GMT+7)

Thanh tra Chính phủ 'điểm mặt' nhiều sai phạm đất đai tại Quảng Trị

Nhóm Phóng Viên -  Thứ ba, 24/03/2020 09:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hàng loạt nguyên lãnh đạo và lãnh đạo huyện đang công tác tại tỉnh Quảng Trị vừa bị Thanh tra Chính phủ điểm mặt liên quan đến sai phạm quản lý đất đai.

Hàng loạt Chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh bị đề nghị kiểm điểm

Thanh tra Chính phủ vừa công bố Thông báo kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2013-2018.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành của Quảng Trị trong nhiệm kỳ 2011-2016 và 2016-2021 đã có liên quan đến các sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng.

Theo Kết luận số 19 của TTCP vừa công bố, đối với lĩnh vực quản lý đất đai, Quảng Trị để xảy ra nhiều sai phạm liên quan trực tiếp đến chuyển đổi đất rừng mà chưa được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền. 

Khu đất trước đây là trụ sở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (ảnh báo Công Luận).

Từ năm 2013 đến tháng 6/2018, Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị đã thanh tra, kiểm tra việc chấp hành sử dụng đất đai đối với 210 đối tượng sử dụng đất, trong đó có 123 đối tượng vi phạm pháp luật đất đai với diện tích 36.094.475m2 với các hình thức: không sử dụng đất, chậm tiến độ sử dụng đất; sử dụng đất không hiệu quả, lấn chiếm đất; sử dụng đất không đúng mục đích.

Tại nhiều dự án trọng điểm của tỉnh, hàng trăm ha đất rừng chuyển đổi sai mục đích. Dự án xây dựng Cụm công nghiệp Đông Gio Linh, UBND tỉnh cho thuê đất 50 năm với diện tích 504.426m2 từ năm 2012, bàn giao thực địa cho chủ đầu tư từ tháng 8/2013. Dự án có 433.468m2 đất rừng sản xuất nhưng chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng, chưa có phương án trồng rừng thay thế.

Từ ngày 1/1/2013 đến ngày 30/6/2018, UBND tỉnh đã ban hành 93 QĐ thu hồi đất với diện tích 1.656.007m2, trong đó đất nông nghiệp là 584.816m2; đất rừng phòng hộ 14.679m2, đất rừng đặc dụng 9.314m2; đất rừng sản xuất 481.930m2…

Chưa hết, chủ đầu tư đã tự ý san lấp 3ha đất rừng để thi công các hạng mục khi chưa có giấy phép xây dựng. Đến thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư chậm triển khai dự án 65 tháng so với Giấy chứng nhận đầu tư; chậm đưa đất vào sử dụng.

Cuối năm 2014, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định số 2573/QĐ-UBND phê duyệt phương án xây dựng công trình trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) với diện tích hơn 10.000 m2, tổng mức đầu tư hơn 50 tỉ đồng bằng nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản trên đất trụ sở cũ (Sở NN-PTNT, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Lâm nghiệp).

Quá trình triển khai dự án, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị có tờ trình số 172/TTr-SNN ngày 26/7/2016 về việc xin điều chỉnh địa điểm làm việc các khối cơ quan và bán đấu giá trụ sở cũ, với nội dung trụ sở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật được đầu tư xây dựng hơn 30 năm, nay đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn làm việc.

Năm 2015, Sở này đã trình UBND tỉnh cho đầu tư nâng cấp nhưng do nguồn vốn hạn hẹp (dự án nâng cấp 4,5 tỉ mới bố trí 1,5 tỉ) nên mới sửa chữa tạm thời một số hạng mục thiết yếu, công trình mới tạm dừng chờ nguồn vốn đầu tư. Để có nơi làm việc ổn định và có nguồn vốn đầu tư xây dựng trụ sở mới, Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh cho phép bán đấu giá trụ sở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để đủ vốn xây dựng trụ sở mới.

Đến ngày 11/11/2016, UBND tỉnh Quảng Trị có văn bản đồng ý cho Sở NN-PTNT tổ chức bán đấu giá trụ sở Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật để thu hồi vốn đầu tư xây dựng trụ sở Sở NN-PTNT mới; tháng 6/2017, cho phép Sở NN-PTNT chuyển mục đích sử dụng 6.554 m2 từ đất xây dựng trụ sở cơ quan sang đất ở đô thị để bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, ngày 23/3/2017, Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị có tờ trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư và xây dựng công trình Cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Tổng mức đầu tư được duyệt hơn 4,5 tỉ đồng, số tiền được phê duyệt quyết toán hơn 2,2 tỉ đồng, đã thanh toán 1,5 tỉ đồng.

Chưa hết, chủ đầu tư đã tự ý san lấp 3ha đất rừng để thi công các hạng mục khi chưa có giấy phép xây dựng. Đến thời điểm kiểm tra, chủ đầu tư chậm triển khai dự án 65 tháng so với Giấy chứng nhận đầu tư; chậm đưa đất vào sử dụng.

Lùm xùm liên quan đến việc bán trụ sở công

Cuối năm 2014, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định số 2573/QĐ-UBND phê duyệt phương án xây dựng công trình trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) với diện tích hơn 10.000 m2, tổng mức đầu tư hơn 50 tỉ đồng bằng nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản trên đất trụ sở cũ (Sở NN-PTNT, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục Lâm nghiệp).

Quá trình triển khai dự án, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị có tờ trình số 172/TTr-SNN ngày 26/7/2016 về việc xin điều chỉnh địa điểm làm việc các khối cơ quan và bán đấu giá trụ sở cũ, với nội dung trụ sở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật được đầu tư xây dựng hơn 30 năm, nay đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn làm việc.

Năm 2015, Sở này đã trình UBND tỉnh cho đầu tư nâng cấp nhưng do nguồn vốn hạn hẹp (dự án nâng cấp 4,5 tỉ mới bố trí 1,5 tỉ) nên mới sửa chữa tạm thời một số hạng mục thiết yếu, công trình mới tạm dừng chờ nguồn vốn đầu tư. Để có nơi làm việc ổn định và có nguồn vốn đầu tư xây dựng trụ sở mới, Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh cho phép bán đấu giá trụ sở Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để đủ vốn xây dựng trụ sở mới.

Đến ngày 11/11/2016, UBND tỉnh Quảng Trị có văn bản đồng ý cho Sở NN-PTNT tổ chức bán đấu giá trụ sở Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật để thu hồi vốn đầu tư xây dựng trụ sở Sở NN-PTNT mới; tháng 6/2017, cho phép Sở NN-PTNT chuyển mục đích sử dụng 6.554 m2 từ đất xây dựng trụ sở cơ quan sang đất ở đô thị để bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, ngày 23/3/2017, Sở Tài chính tỉnh Quảng Trị có tờ trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư và xây dựng công trình Cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Tổng mức đầu tư được duyệt hơn 4,5 tỉ đồng, số tiền được phê duyệt quyết toán hơn 2,2 tỉ đồng, đã thanh toán 1,5 tỉ đồng.

Nguyên Giám đốc Sở "mù mờ" pháp luật về khiếu nại

Liên quan đến ông Võ Văn Hưng, được biết ông Hưng còn liên quan một phần trách nhiệm trong xử lý vụ án oan sai. Tại vụ án này, năm 2007, ông Dương Văn Hòa - Giám đốc Công ty TNHH Giống cây trồng vật nuôi Thuận Thành bị cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Hòa về tội "làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật".

Tháng 6/2008, tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Quảng Trị đã tuyên phạt ông Hòa 18 tháng tù giam. Ông Hòa đã kháng cáo bản án. Tháng 9/2008, tòa phúc thẩm tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra lại vì chưa đủ cơ sở buộc tội ông Hòa. Tại phiên tòa diễn ra vào tháng 9/2009, tòa tiếp tục trả hồ sơ. 

Ông Võ Văn Hưng được điều động làm Bí thư Thành ủy Đông Hà. Ảnh Tiền Phong.

Suốt nhiều năm qua, ông Hòa đã liên tục kháng cáo, kêu oan. Đến ngày 31/8/2017, Viện KSND tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can Dương Văn Hòa và yêu cầu các cơ quan có liên quan phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp đối cho ông.

Ngày 14/6/2018, Viện KSND tỉnh Quảng Trị có quyết định giải quyết bồi thường đối với ông Hòa. Thấy chưa thỏa đáng, chưa đúng với quy định của pháp luật nên ông Hòa không đồng ý, nộp đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết, buộc Viện KSND tỉnh Quảng Trị bồi thường tổng số tiền hơn 17 tỷ đồng. Trong đó, bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm là hơn 16,2 tỷ đồng, tổn thất tinh thần hơn 465 triệu đồng. Tòa sơ thẩm đã tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Hòa, buộc Viện KSND tỉnh Quảng Trị bồi thường số tiền hơn 264 triệu đồng, trong đó tiền tổn thất tinh thần gần 232 triệu đồng, các chi phí khác khoảng 31,7 triệu đồng. Không được chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường hơn 17 tỷ đồng, ông Hòa tiếp tục kháng cáo.

Đồng thời, ông Dương Văn Hòa cũng có đơn khiếu nại ngày 5/1/2019 khiếu nại hành vi hành chính của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị về việc tiêu hủy gia súc năm 2007.

Thế nhưng, ngày 27/2/2019, ông Võ Văn Hưng, Giám đốc Sở NN&PTNT có quyết định số 100/QĐ-SNN không công nhận nội dung khiếu nại của ông Hòa.

Song chỉ 4 tháng sau, ngày 10/6/2019, chính ông Nguyễn Đức Chính, khi đó là Chủ tịch UBND Tỉnh đã có quyết định số 1411/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại của ông Hòa, chỉ rõ việc Sở NN&PTNT Quảng Trị thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của ông Hòa là không đúng quy định tại điều 20, Luật Khiếu nại và ban hành Quyết định số 100 là không đúng thẩm quyền. Do đó, toàn bộ nội dung quyết định số 100 do ông Võ Văn Hưng ký bị hủy bỏ.

Tháng 11/2019 vừa qua, vụ việc được đưa ra tòa, bị đơn là Viện KSND Quảng Trị chấp nhận bồi thường tổn thất tinh thần theo mức 1.490.000 đồng. HĐXX tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Hòa, buộc Viện KSND tỉnh Quảng Trị bồi thường số tiền gần 281 triệu đồng, trong đó tiền tổn thất tinh thần là hơn 249 triệu đồng, các chi phí khác khoảng 31 triệu đồng…

Bạn đang đọc bài viết Thanh tra Chính phủ 'điểm mặt' nhiều sai phạm đất đai tại Quảng Trị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...