Thứ ba, 16/04/2024 19:38 (GMT+7)

Thành viên G20 cuối cùng phê chuẩn Thỏa thuận Paris

MTĐT -  Thứ sáu, 08/10/2021 16:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 6/10 vừa qua, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Với quyết định này, hiệp ước được hình thành từ năm 2015 với mục đích khống chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất đã được tất cả các nước thành viên Nhóm Các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) phê chuẩn.

tm-img-alt
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên cuối cùng của G20 phê chuẩn Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trước đó, từ tháng 4/2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã từng ký kết Hiệp định Paris, nhưng quốc hội nước này đã không phê chuẩn thỏa thuận vì cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ chưa phải là một quốc gia phát triển như một phần trong Hiệp định này. Điều này khiến nước này phải có nhiều trách nhiệm hơn trong khi Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ phát thải carbon rất nhỏ.

Hiện nay, Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đang xếp Thổ Nhĩ Kỳ vào nhóm Phụ lục I, được mô tả là các nước công nghiệp phát triển.

Ngày 6/10, 353 thành viên quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí phê chuẩn Hiệp định Paris nhưng với tư cách là một quốc gia đang phát triển và sẽ thực hiện thỏa thuận này miễn là không "làm tổn hại đến quyền phát triển kinh tế và xã hội."

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã gửi đề xuất tới Ban Thư ký UNFCCC ở Bonn, Đức, để xóa tên nước này khỏi danh sách Phụ lục I.

Đề xuất này nằm trong chương trình nghị sự tạm thời cho Hội nghị về Biến đổi khí hậu COP26 sẽ được tổ chức tại Glasgow, Anh từ ngày 31/10 đến 12/11.

Thỏa thuận Paris nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức "thấp hơn" 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp và "nỗ lực" để giới hạn ở mức 1,5 độ C.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ thông qua Thỏa thuận Paris đánh dấu sự đồng thuận quan trọng của toàn bộ nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới trong cam kết bảo vệ hành tinh xanh. Trái đất đang đến gần “điểm giới hạn”, cũng là lúc các nước G20 thực hiện cam kết về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cũng như hỗ trợ các nước nghèo hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Thỏa thuận chung Paris là một thỏa thuận tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2015 trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp giảm carbon dioxide từ năm 2020.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thành viên G20 cuối cùng phê chuẩn Thỏa thuận Paris. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.