Thứ năm, 25/04/2024 17:22 (GMT+7)

Tháo gỡ vướng mắc về bài toán phí dịch vụ vệ sinh

MTĐT -  Thứ ba, 09/05/2017 08:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt khiến chất lượng môi trường ở nhiều địa phương ở thành phố chưa được cải thiện.

Cần sớm có giải pháp tháo gỡ vướng mắc để thu đúng, thu đủ mức giá dịch vụ vệ sinh, từ đó nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường ở ngoại thành.

Bất cập quản lý, sử dụng phí vệ sinh

Theo quy định của thành phố, đối với cá nhân cư trú ở khu vực nội thành, mức nộp phí dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt là 6.000 đồng/người/tháng, khu vực ngoại thành là 3.000 đồng... Nếu thu đúng, thu đủ, ngân sách thành phố sẽ có thêm hơn 423 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa thu gom, vận chuyển rác thải.

Tuy nhiên, phần lớn các địa phương phó mặc việc thu, chi nguồn kinh phí này cho doanh nghiệp, tổ thu gom tự quản trong nhiều năm nay… Theo báo cáo của doanh nghiệp môi trường và thống kê của các tổ tự quản, tỷ lệ thu phí vệ sinh năm 2016 của Hà Nội chỉ đạt 80%. Còn lại, 20% cá nhân, tổ chức không nộp phí thu gom, vận chuyển rác thải…

Bà Lê Thị Hòa, Tổ thu gom rác xã Phương Trung (huyện Thanh Oai) cho biết: Nhiều người viện lý do gia đình tự xử lý nên không nộp tiền. Nhưng thực tế, những người này thường tranh thủ trời tối đem rác ra đường xả thải bừa bãi... Là doanh nghiệp duy trì vệ sinh môi trường huyện Chương Mỹ và Quốc Oai, Giám đốc Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai Nguyễn Ngọc Oanh cho rằng: Việc thu đạt thấp là do người dân phớt lờ trách nhiệm và nghĩa vụ. Chính quyền cơ sở chưa tích cực vào cuộc, buông lỏng quản lý, không tổ chức thu…

Kiên quyết thu đúng, thu đủ

Khắc phục những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa, ngày 31-12-2016, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 54/2016/QĐ-UBND quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn thành phố. So với quy định trước đây, mức giá dịch vụ vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố không thay đổi nhưng điểm mới trong thực hiện quyết định này là thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã giao ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc chịu trách nhiệm thu mức giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp…

UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thu mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của các hộ dân… Tuy nhiên, sau hơn 4 tháng thực hiện quyết định trên, hiện nay nhiều địa phương lúng túng chưa tìm được lời giải cho bài toán làm thế nào để thu đúng, thu đủ mức giá dịch vụ vệ sinh môi trường.

Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Ứng Hòa Nguyễn Đức Thụ cho biết: Theo chỉ tiêu thành phố giao, năm 2017, huyện Ứng Hòa sẽ phải hoàn thành mức thu hơn 8,4 tỷ đồng. Mức thu này, huyện Ứng Hòa sẽ khó hoàn thành chỉ tiêu này, bởi hiện nay, trên địa bàn có nhiều người đi làm ăn xa nhưng không chuyển khẩu, khai báo tạm trú, tạm vắng; nhiều doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh trên địa bàn nhưng không sản xuất, kinh doanh tại địa phương hoặc đã ngừng hoạt động… 

Để giúp các địa phương hoàn thành nhiệm vụ, UBND thành phố giao Sở Xây dựng khẩn trương chủ trì, phối hợp cùng các quận, huyện, thị xã và sở, ngành liên quan xây dựng đề án thu mức giá dịch vụ vệ sinh môi trường theo đúng quy định hiện hành, báo cáo UBND thành phố thực hiện từ quý III-2017. Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề nghị các quận, huyện, thị xã và sở, ngành liên quan cử cán bộ tham gia tổ công tác xây dựng đề án…

Bạn đang đọc bài viết Tháo gỡ vướng mắc về bài toán phí dịch vụ vệ sinh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.