Thứ sáu, 19/04/2024 16:58 (GMT+7)

Thế giới khủng hoảng oxy chống COVID-19

MTĐT -  Thứ bảy, 19/06/2021 18:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều quốc gia trên thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt oxy trầm trọng do số ca nhiễm COVID-19 tăng lên chóng mặt.

Gia tăng sử dụng oxy tại các quốc gia có thu nhập thấp

Tính đến tháng 5/2021, 19 quốc gia trên thế giới, trong đó có Argentina, Colombia, Iran, Nepal, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Pakistan, Costa Rica, Nam Phi... đang dùng hơn 50.000m3 oxy/ngày cho các bệnh nhân COVID-19. Nhu cầu này đã tăng lên nhanh chóng từ khoảng giữa tháng 3 năm nay. Sự kết hợp của các nhu cầu oxy tăng cao với tỷ lệ tiêm chủng thấp đã khiến các quốc gia trên dễ bị tổn thương.

Nhìn chung, nhu cầu dùng oxy y tế để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 tại những quốc gia có mức thu thập thấp hoặc trung bình đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng qua. Nhiều quốc gia trong số 19 nước trên đang đối mặt với thiếu hụt oxy trước khi xảy ra đại dịch, nhu cầu dùng oxy bổ sung cho các bệnh nhân COVID-19 đang đẩy hệ thống y tế đến bờ vực sụp đổ.

Ông Robert Matiru, chủ tịch của Lực lượng phản ứng khẩn cấp oxy COVID -19 (OET) cho rằng: “Chúng ta có thể thấy các hệ thống y tế sụp đổ hoàn toàn, nhất là với những nước có hệ thống y tế mong manh”.

Hàng ngàn người đã thiệt mạng mỗi ngày tại Ấn Độ chỉ trong tháng qua khi đất nước này đối mặt với làn sóng bùng dịch thứ 2. Tình trạng thiếu hụt oxy là căn nguyên lớn nhất gây nên tổn thất đó. Giữa tháng 5/2021, Ấn Độ cần thêm 15,5m3 oxy/ngày cho các bệnh nhân COVID-19, tức gấp hơn 14 lần nhu cầu đã dùng trong tháng 3.2021. Một bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 sẽ cần từ 14-43m3 oxy/ngày/2 tuần - một lượng lớn đến mức mà ngay các bệnh viện ở châu Âu cũng phải vất vả để cung ứng.

Ấn Độ là thị trường sản xuất oxy lỏng va xilanh lớn trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu oxy y tế, thì tại quốc gia láng giềng với Ấn Độ như Pakistan, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka và Myanmar, nếu không may đạt đến đỉnh dịch thì tình hình trở nên nghiêm trọng gấp bội.

Nepal cần lượng oxy gấp 100 lần so với nhu cầu đã thực dùng tháng 3/2021. Ở Sri Lanka, nhu cầu dùng oxy đã tăng gấp 7 lần kể từ giữa tháng 3/2021. Pakistan, quốc gia hứng làn sóng bùng dịch thứ 3, đang có khoảng 60% bệnh nhân dùng oxy trong các bệnh viện hơn so với đỉnh dịch vào mùa hè năm ngoái 2020. 

Một nhà cung ứng oxy tư nhân ở Pakistan. Ảnh nguồn: AFP via Getty Images

Nhu cầu gia tăng dùng oxy đang gây áp lực lên hệ thống y tế mà hệ thống này lại không thể đáp ứng ngay được. Nếu việc triển khai vaccine chậm thì tình hình thêm diễn biến phức tạp.

Bi kịch cầu vượt cung

Oxy có thể là biện pháp phòng thủ duy nhất của chúng ta chống lại đại dịch COVID-19, nhưng oxy y tế lại chỉ chiếm 1% sản xuất oxy lỏng toàn cầu, theo trang Tình báo thương mại Gasworld (GBI). Phần còn lại của số oxy này đang được dùng cho nhiều ngành công nghiệp bao gồm khai mỏ, hóa dầu, hàng không, hóa công nghiệp và xử lý nước. Vài quốc gia bao gồm Ấn Độ và Pakistan đã yêu cầu các hãng khí đốt phải chuyển oxy từ những khách hàng công nghiệp sang các bệnh viện.

Bác sĩ Jesús Valverde Huamán, người đã làm việc tại một Đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) ở Lima (Peru cho biết, hiện tại Peru đang ghi nhận số ca COVID-19 giảm, nhưng chúng tôi vẫn cần oxy y tế, đặc biệt là ở các bệnh viện.

Cuối tháng 3/2021, tại Peru, 15.000 người đã nhập viện do COVID-19, nhưng lượng oxy khi đó chỉ đủ cho 12.000 bệnh nhân. Tới tháng 4/2021, quốc gia này ghi nhận hơn 400 ca tử vong mỗi ngày. Bác sĩ Huamán nói rằng tình trạng thiếu oxy có thể là một trong những lý do làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Tại Argentina, nhiều bệnh viện mệt nhoài tìm nguồn oxy trong đợt bùng phát dịch COVID-19 cuối tháng 4/2021. Nhiều bệnh viện ở các đô thị lớn lệ thuộc vào các bể chứa oxy lỏng và đường ống oxy chuyển trực tiếp đến giường bệnh nhân. “Ngày thường các bể chỉ phải nạp đầy oxy/tuần/bệnh xá. Nhưng giờ đây thì phải nạp đầy 4 - 5 lần/tuần”. Ông Jorge Cherro, chủ tịch Hiệp hội các bệnh xá, viện điều dưỡng và bệnh viện tư ở Argentina cho biết.

 Những giải pháp sản xuất oxy

Hiện vẫn chưa có dữ liệu toàn diện rằng các quốc gia đã sản xuất bao nhiêu oxy tại những nhà máy và thiết bị tập trung. Các nhà máy và thiết bị tập trung oxy cũng đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên qua đào tạo và các linh kiện lắp ráp mà cái này lại thiếu nguồn cung. WHO, Unicef, Ngân hàng thế giới (WB) và các tổ chức phi chính phủ khác đã chở hàng trăm ngàn thiết bị tập trung oxy đến hàng trăm quốc gia nhằm giúp họ đối phó với đà tăng nhu cầu dùng oxy.

Một bể chứa oxy đang được nạp đầy. Ảnh nguồn: Aliona Nikolayevych/Ukrinform/Barcroft Media via Getty Images

WB đã lên tiếng cảnh báo rằng nhiều quốc gia đã không vay các gói cứu trợ khẩn cấp nhằm giúp họ nâng cấp những hệ thống oxy. Năm 2020, WB đã tung ra gói vay 160 tỷ USD sẵn sàng cho các quốc gia chuẩn bị đối phó với COVID-19 và tháng 5/2021 là một gói vay bổ sung trị giá 12 tỷ USD.

Hiện Qũy toàn cầu cũng đã tài trợ số tiền 3,7 tỷ USD cho các quốc gia dùng cho chương trình phản ứng với COVID-19, bao gồm mua thiết bị tập trung oxy và xây dựng các nhà máy oxy công cộng, và chủ yếu là phục vụ cho các mục đích trung và dài hạn.

Nguồn: thebureauinvestigates

Theo Nguyễn Thanh Hải/SKĐS

Bạn đang đọc bài viết Thế giới khủng hoảng oxy chống COVID-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước