Thứ sáu, 29/03/2024 14:06 (GMT+7)

Thị trấn Nhật Bản hướng tới tái chế toàn bộ rác vào năm 2020

MTĐT -  Thứ ba, 18/06/2019 15:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngươi dân thị trấn Kamikatsu phân loại rác theo 45 danh mục và đưa tới cơ sở xử lý nhằm hướng tới mục tiêu tái chế toàn bộ rác thải vào năm 2020.

Phân loại thành 45 loại rác

Thị trấn nhỏ Kamikatsu nằm ở vùng núi của đảo Shikoku thuộc phía Tây Nam Nhật Bản hấp dẫn du khách với cánh đồng chè xanh mướt, dãy núi hùng vỹ trùng điệp, bầu không khí tươi mát và đặc biệt nơi này còn “nói không với rác thải”. Hiện toàn thị trấn có khoảng 1500 cư dân cùng sinh sống và gìn giữ cho môi trường sống xanh của mình.

"Ở đây cái gì cũng có, chỉ không có rác", đó là tiêu chí sống của 1.500 cư dân tại thị trấn Kamikatsu, Nhật Bản. Lối sống thân thiện với môi trường này được bắt đầu từ hơn 15 năm trước, khi người dân đưa ra một cam kết - được gọi là "Bản tuyên ngôn không rác thải". Không rác thải ở đây có nghĩa là không thứ gì bị vứt bỏ hoàn toàn, mọi thứ phải được tái chế.

Thị trấn này cũng không có nhân viên vệ sinh, bởi mỗi cư dân đều tự giác thu gom và xử lý rác thải.

Việc phân loại rác không đơn giản chỉ là phân thành các lọa rác thải nhựa, giấy hay kim loại mà đó là 45 loại khác nhau. Các loại rác thải được phân loại bao gồm đủ mọi thứ: Từ những chiếc gối cho tới bàn chải đánh răng… với mục tiêu của thị trấn là tái chế tất cả rác thải, không cần sử dụng lò đốt rác vào năm 2020.

Người dân thị trấn Kamikatsu ý thức cao trong việc phân loại rác. Ảnh: Internet.

Đây là một tiến trình phức tạp, bởi danh mục của họ có hàng chục loại rác thải cần phân ra, trong khi rác thải nhựa cần phải được rửa sạch, làm khô trước khi tái chế.

Tại cơ sở xử lý rác của thị trấn, mỗi loại rác có tới hàng chục thùng chứa khác nhau. Nếu một loại rác không may bị ném nhầm thùng, người dân phải nhặt chúng để chuyển sang đúng thùng. Gần như tất cả các thành phố, thị trấn ở Nhật Bản đều quy định nghiêm ngặt về phân loại rác thải, nhưng cũng chỉ có vài loại, và phần lớn rác thải sinh hoạt được chuyển tới các lò đốt.

Tập trung vào tái chế

Để có được như ngày hôm nay, Kamikatsu cũng từng có thời gian rơi vào thời kỳ khủng hoảng vì rác. Trước đó, vào năm 2000, thị trấn Kamikatsu nhận được chỉ thị phải đóng cửa một lò đốt rác do không đảm bảo được các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường. Do vậy, thị trấn này chỉ còn một lò đốt rác và không thể xử lý hết tất cả rác thải của địa phương. Trong khi đó, thị trấn lại không có đủ tiền để xây dựng một lò đốt rác mới hoặc thuê lò đốt của các địa phương lân cận.

“Chúng tôi nghĩ, nếu không thể đốt rác trong thị trấn thì hãy tái chế chúng. Việc tái chế còn rẻ hơn là mang đi đốt”, quan chức thị trấn có tên Midori Suga cho biết.

Nhờ động lực này, hiện Kamikatsu đã tiến rất gần tới mục tiêu của họ, khi tái chế gần 80% trong tổng lượng 286 tấn rác thải phát sinh trong năm 2017, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình của quốc gia là 20%. Phần rác thải còn lại vẫn được đem đi đốt, do địa hình núi non của Nhật không phù hợp để tạo các khu tập kết rác.

Ông Kazuyuki Kiyohara – Quản lý trung tâm xử lý rác thải thị trấn – nói rằng rác thải nhựa vẫn chiếm phần lớn tổng lượng rác thải phát sinh trong cuộc sống của người dân, dù cho chính sách mới đã giúp giảm lượng rác thải. “Nhiều hoạt động trong cuộc sống của chúng tôi cần có nhựa” – vị này cho hay – “Người tiêu dùng có thể giảm rác thải nhựa ở mức nhất định, chứ không thể ngừng hẳn việc sử dụng nhựa được”.

Thị trấn Kamikatsu luôn có bầu không khí tươi mát.

Bà Suga, quan chức thị trấn Kamikatsu, nói rằng ngay cả họ cũng đang gặp khó khăn trong việc tạo nên môi trường không có rác thải nếu như không có kế hoạch giảm lượng tiêu thụ. “Chúng tôi rất nỗ lực trong việc không đốt rác thải và không tập kết rác, nhưng điều đó chưa đủ. Chúng ta không nên chỉ tập trung vào nỗ lực trên mà còn cần các chính sách giảm thiểu lượng rác phát sinh” – bà Suga nói.

Nhật sử dụng khoảng 9,64 triệu tấn nhựa mỗi năm, theo số liệu của Viện quản lý chất thải nhựa Nhật Bản, nước này không có không gian để chôn rác và đốt là phương pháp được lựa chọn để xử lý.

Tại những nơi khác Kamikatsu ở Nhật, cư dân vẫn phân loại rác thành một số loại như có thể đốt, bìa cứng/giấy, chai nhựa, thủy tinh, lon và vật liệu không đốt được như pin. Nếu rác không được làm sạch và phân loại đúng cách thì chúng sẽ không được mang đi.

Viện Quản lý Chất thải Nhựa Nhật Bản cho biết 83% rác nhựa được tái chế hoặc đốt để tạo ra năng lượng và tạo nhiệt năng cho cơ sở địa phương.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Thị trấn Nhật Bản hướng tới tái chế toàn bộ rác vào năm 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới