Thứ ba, 16/04/2024 16:09 (GMT+7)

Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành trung tâm khí đốt cho Châu Âu ?

MTĐT -  Thứ tư, 23/11/2022 10:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tận dụng vị trí địa lý của nước này để trở thành trung tâm năng lượng giữa Nga và Châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tận dụng tối đa vị trí địa lý thuận lợi của mình để trở thành một trung tâm năng lượng giữa Nga, nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới và thị trường châu Âu, ngay cả khi EU đang tìm cách cắt giảm phụ thuộc vào năng lượng của Nga sau căng thẳng quân sự ở Ukraine, nhưng các chuyên gia cho rằng đây là con đường gập ghềnh đầy thách thức.

Chia sẻ với Tân Hoa Xã, ông Kerim Has, một nhà phân tích về các vấn đề Nga và Á-Âu có trụ sở tại Moscow cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở vị trí địa lý tưởng cung cấp năng lượng cho châu Âu. Vị trí liên lục địa của nước này mang lợi thế.

Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có bảy đường ống dẫn khí đốt tự nhiên quốc tế chạy từ đông sang tây và bốn kho cảng LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) trên bờ và các kho chứa nổi, tất cả đều ở phía tây của đất nước.

Ông đã chỉ ra đường ống TurkStream, chạy trực tiếp từ Nga đến vùng Thổ Nhĩ Kỳ của Thracia qua Biển Đen, là lựa chọn tốt nhất.

Ông giải thích: “Nó hiện không được sử dụng hết công suất và có thể cung cấp lượng khí đốt rất cần thiết cho châu Âu.

tm-img-alt
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Serbia Aleksandar Vucic, Thủ tướng Bulgaria Boyko Borissov dự lễ khánh thành dự án TurkStream tại Istanbul (Nguồn: Xinhua)

Blue Stream, một đường ống dẫn chính khác qua Biển Đen có khả năng vận chuyển 16 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, cũng có thể là một phần của cơ sở hạ tầng mà cuối cùng có thể biến nước này thành một trung tâm.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết vào tháng 10 rằng ông đã đồng ý với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về đề xuất xây dựng một trung tâm khí đốt tự nhiên ở Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu có thể đảm bảo nguồn cung từ trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ.

Bình luận của ông Erdogan được đưa ra sau khi đường ống Nord Stream, dẫn khí đốt từ Nga đến Đức qua Biển Baltic, bị hư hại trong một loạt vụ nổ vào cuối tháng 9.

Ông nói: “Với ngoại giao năng lượng thông minh và tầm nhìn chiến lược, Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành người trung gian bán khí đốt tự nhiên cho Châu Âu trong dài hạn, vì nước này đã nhập khẩu một lượng khí đốt đáng kể từ các nhà sản xuất lớn khác như Iran và Azerbaijan. Việc cung cấp khí đốt của Nga cho EU sẽ mang lại lợi thế chiến lược cho Thổ Nhĩ Kỳ trong mối quan hệ với Châu Âu, giúp nước này trở thành một hành lang năng lượng an toàn trong thời điểm cần thiết của lục địa này”.

TurkStream có một đường ống chuyển khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ và đường ống còn lại đến Châu Âu. Mỗi đường ống có khả năng vận chuyển 15,57 tỷ mét khối/năm. Theo các chuyên gia, TurkStream cũng có thể mở rộng thêm 2 đường ống với tổng khả năng vận chuyển 31 tỷ mét khối đến người tiêu dùng Châu Âu nhưng cần có thời gian và kinh phí.

Theo nhà phân tích và tư vấn năng lượng độc lập Ali Arif Akturk, thời gian là một vấn đề quan trọng hơn là đầu tư, ước tính chi phí xây dựng hai đường ống bổ sung cho TurkStream trong hai năm là 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, chính quyền của ông Erdogan sẽ vạch ra một lộ trình biến nước này thành một trung tâm khí đốt vào cuối năm nay, Bộ trưởng Bộ năng lượng và tài nguyên Thổ Nhĩ Kỳ Fatih Donmez cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TRT.

Theo thông cáo được văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công bố ngày 12/11, ông Erdogan cho biết chính phủ của ông sẽ có động thái để biến nước này trở thành trung tâm khí đốt tự nhiên.

Hải Sơn (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành trung tâm khí đốt cho Châu Âu ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Pakistan: Lũ lụt và sét đánh khiến 49 người thiệt mạng
Tính tới ngày 16/4, các quan chức Pakistan cho biết sét và mưa dông lớn gây lũ lụt đã khiến ít nhất 49 người trên phạm vi toàn quốc thiệt mạng trong vòng 3 ngày qua, buộc chính quyền phía tây nam nước này ban bố tình trạng khẩn cấp.
Miền Đông Tây Ban Nha cháy rừng dữ dội
Ngày 15/4, giới chức Tây Ban Nha cho biết trong điều kiện nhiệt độ cao bất thường, một trận cháy rừng đã thiêu trụi 500 ha đất tại miền Đông nước này và buộc 180 người phải sơ tán.

Tin mới