Thứ năm, 28/03/2024 23:11 (GMT+7)

Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long

MTĐT -  Thứ năm, 02/08/2012 10:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với vị trí là Di sản thiên nhiên thế giới, thời gian qua công tác bảo vệ môi trường ven bờ và trên Vịnh Hạ Long đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm và có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực đó thì việc quản lý, bảo vệ môi trường di sản hiện nay còn nhiều bất cập cần được khắc phục nhằm tạođược hình ảnh đẹp khi du khách đến với Vịnh Hạ Long.
Nhận thức được tầm quan trọng này, tỉnh đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ Di sản (phát triển chương trình giáo dục di sản trong trường học và cộng đồng trên địa bàn tại 5 địa phương là Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Quảng Yên). Ngoài ra, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường với các hộ dân sinh sống, nuôi trồng, kinh doanh hải sản tại các làng chài và các tàu thuyền vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ Long. Đồng thời, tổ chức hoạt động thu gom rác thải trên Vịnh, hướng dẫn các hộ ngư dân, tàu du lịch đặt thùng chứa rác, thực hiện phân loại rác; hướng dẫn các chủ tàu sơ chế thức ăn từ trên bờ trước khi vận chuyển xuống tàu để giảm thiểu rác thải. Cùng với đó, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ven bờ. Từ đầu năm đến nay tại các điểm tham quan, khu dân cư làng chài trên Vịnh đã thu gom, xử lý được trên 800m3 rác. Đặc biệt, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ Biofast vào xử lý nước thải sinh hoạt tại các điểm tham quan trên Vịnh; lắp đặt thử nghiệm thiết bị tách nhanh dầu nước để xử lý nước la canh cho các tàu, thuyền du lịch hoạt động trên Vịnh...
Bên cạnh đó, các ngành, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường Vịnh, như: Trồng rừng ngập mặn, tuyên truyền thay phao xốp nhà bè, kiểm soát ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long, đồng thời thiết lập phương án phòng chống thiên tai, cháy nổ và tìm kiếm cứu nạn trên Vịnh. Ngoài ra, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long còn duy trì hoạt động thường xuyên tổ cộng tác viên là ngư dân sinh sống ở các làng chài trên Vịnh để nắm bắt thông tin, tham gia bảo vệ di sản.
Mặc dù đã có nhiều nguồn lực được huy động, các hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường cho Vịnh Hạ Long được Chính phủ và địa phương quan tâm, chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên, các nỗ lực này vẫn mang tính đơn ngành, phục vụ cho lợi ích phát triển của từng ngành chứ chưa toàn cục. Thực tế môi trường Vịnh hiện vẫn đang chịu tác động từ nhiều nguồn khác nhau. Một số nghiên cứu về môi trường khu du lịch thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long cho thấy, chất lượng nước Vịnh đã suy giảm và có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ như: Tăng lượng chất rắn lơ lửng (TSS), giảm ôxy hoà tan (DO), tăng nhu cầu ôxy sinh hoá... do ảnh hưởng của hoạt động dân sinh và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ven bờ và trên Vịnh. Đặc biệt, tại khu vực các cảng than, nhà máy sàng tuyển than, khu vực chợ Hạ Long 1, khu vực Cột 3 - Cột 8... chất lượng nước suy giảm rõ rệt, các thông số đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Theo phân tích, đánh giá của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long công tác quản lý môi trường sinh thái còn tồn tại một số bất cập: Chưa loại trừ được nguồn gây ô nhiễm môi trường Vịnh do các hoạt động từ ven bờ; việc sắp xếp lại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long chưa được triển khai có hiệu quả; công tác thu gom và xử lý rác thải trôi nổi trên Vịnh và ven bờ chưa được triệt để; cơ sở hạ tầng đồng bộ để thực hiện thu gom, vận chuyển xử lý chất thải từ các phương tiện thủynội địa chưa được quan tâm đầu tư.
Như vậy, vấn đề đặt ra để khắc phục những tồn tại, bất cập trên, thời gian tới cần phải tăng cường mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh với mục tiêu tăng trưởng xanh.
Nguồn VEA
Bạn đang đọc bài viết Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.