Thứ năm, 25/04/2024 20:08 (GMT+7)

Chưa có giải pháp ngăn chặn ô nhiễm dầu từ ngành vận tải biển

MTĐT -  Thứ ba, 03/09/2013 09:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với vị thế là trung tâm của các tuyến hàng hải đi qua biển Đông cùng các cảng cá lớn, vùng biển Việt Nam được xem là một trong những nơi có mật độ hoạt động của các loại phương tiện đường thủy cao nhất Đông Nam Á.

Tuy nhiên, đi đôi với tốc độ phát triển kinh tế hàng hải là hàng loạt vác vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường nước biển do ngành kinh tế này gây ra song đến nay vẫn chưa có một giải pháp hữu hiệu nào đưa ra để ngăn chặn, giải quyết tình trạng này.

3 khu vực ô nhiễm nghiêm trọng 

Với hơn 1 triệu tàu thuyền vận tải với sức chứa khoảng 15.000 – 25.000 DVT (chưa kể các tàu vận tải nước ngoài, tàu đánh bắt hải sản và các loại phương tiện thủy chuyên dùng khác) đã tiêu thụ khoảng 25 – 27% lượng nhiên liệu lỏng của cả nước. Đương nhiên, để vận hành những cỗ máy này sẽ thải vô số các chất độc hại ra môi trường biển. Đặc biệt, đa số các tàu thuyền vận tải trong nước đều rất lạc hậu, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm từ nguồn thải như trang bị thiết bị phân ly dầu – nước cho các tàu thuyền nhỏ (bởi cho phí của thiết bị này cũng như chi phí vận hành thậm chí còn đắt hơn giá trị con thuyền).

Theo số liệu quan trắc của ngành môi trường trong thời gian qua cho thấy, 3 khu vực cửa sông, biển của Việt Nam có dấu hiệu ô nhiễm dầu nghiêm trọng đó là  khu vực ven sông, biển Hạ Long – Hải Phòng lượng dầu có trong nước biển đo được khoảng  0,26mg/lít); vùng sông biển Đà Nẵng – Dung Quất  (lượng dầu có trong nước biển đo được khoảng29mg/lít) và  vùng sông nước Rạch Giá – Vũng Tàu ở vào khoảng 0,14 – 0,52mg/lít. Với tỷ lệ này, chất lượng nước vùng biển ven bờ các vùng nêu trên chỉ đạt mức B – C theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam chứ chưa nói đến tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra, hoạt động vải tải, du lịch cũng thải ra một lượng lớn rác thải, nước thải sinh hoạt. Người ra ước tính, mỗi ngày một người trên tàu hàng tạo ra một lượng rác thải sinh hoạt là 1,5kg và số lượng này sẽ là gấp đôi (kể cả nước thải) trên tầu khách.

Mặt khác ô nhiễm do nước ballast, một loại nước giúp cho tàu cân bằng và ổn định khi không có hàng hay khi chở không hết  tải trên biển cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể  khi trong đó chứa hàng ngàn sinh vật biển bao gồm vi khuẩn, động vật không xương sống, nang, ấu trùng và các loại sinh vật khác. Nước này sẽ bị xả trực tiếp ra biển mỗi khi tàu cập bến, neo cảng, sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người, môi trường biển tại nơi tàu, thuyền mới neo đến và có lúc nó tiêu diệt cả các loài thủy, hải sản ven bờ.

Nan giải biện pháp phòng ngừa 

Để hạn chế ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động hàng hải, nhiều biện pháp đã đưa đưa ra như xây dựng trạm xử lý trung tâm xử lý nước thải nhiễm dầu đặt trên bờ. Tàu thuyền phải cập bến để bơm nước đáy lên tàu và xả dầu cặn, nước thải qua trạm xử lý. Thế nhưng với một số lượng tàu lớn cập bến mỗi ngày thì việc chờ đợi nhau để vào bến và bơm xả là hết sức bất câp, chưa kể đến những tàu, thuyền hoạt động ngoài khơi, xa khu xử  lý trung tâm.

Một giải pháp khác cũng đã được đưa ra là thu gom nước thải nhiễm dầu cơ động. Nước nhiễm dầu từ các tàu sẽ được thu gom sang khoang chứa của tàu dịch vụ. Tàu dịch vụ này có thể xử lý nước nhiễm dầu, nhiễm bẩn bằng trang thiết bị tại chỗ hoặc đưa về bờ. Tuy nhiêm giải pháp này cũng bất cập về mặt thời gian và cả chi phí. Vì như vậy, phí xử lý nước thải phải trả cho việc 2-3 lần/tuần rất lớn, trong khi tình trạng tàu, thuyền nhỏ và vừa ở nước ta còn rất thô sơ, máy móc cũ, nước thải  nhiễm dầu thường vượt xa ngưỡng 5mg/l quy định trong tiêu chuẩn nước thải công nghiệp của Việt Nam. Cơ quan môi trường hiểu rõ nguy cơ này, Cục Đăng kiểm cũng không xem chuyện này là lạ. Thế nhưng việc xử phạt cũng không hề đơn giản bởi chính các nhà quản lý cũng chưa có giải pháp khả thi để họ thực hiện nghiêm túc việc này, còn nếu cử xử phạt về góc độ gây ô nhiễm môi trường thì phí nộp phạt cũng rẻ hơn rất nhiều so với việc chủ tàu bỏ ra cả trăm triệu mua thiết bị phân ly dầu – nước lắp cho tàu. Kết quả cho đến nay, hàng trăm ngàn tàu cỡ nhỏ, vừa vẫn vô tư xả nước nhiễm dầu ra biển mà chưa có giải pháp hữu hiệu nào ngăn chặn.

Thách thức trong việc lựa chọn lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường trong hoạt động giao thông vận tải hàng hải, thách thức trong việc lựa chọn tuổi tàu, đội tàu biển, chất lượng nguyên liệu cho các phương tiện hàng hải đang ngày càng trở nên cấp thiết, cần sự chung tay giải quyết của tất cả các Bộ, ngành liên quan.

Kim Liên
Theo Bao TNMT
Bạn đang đọc bài viết Chưa có giải pháp ngăn chặn ô nhiễm dầu từ ngành vận tải biển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng