Thứ năm, 25/04/2024 13:50 (GMT+7)

Ấn Độ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước chưa từng có

MTĐT -  Chủ nhật, 17/06/2018 09:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ấn Độ đang đối mặt với khủng hoảng nước sạch tồi tệ nhất từ trước tới nay, với khoảng 600 triệu người thiếu nước nghiêm trọng.

Theo VTV, đây là nội dung báo cáo dựa trên dữ liệu từ 29 bang ở Ấn Độ. Viện Hoạch định Chính sách Quốc gia Ấn Độ cảnh báo khủng hoảng nước sạch ở nước này sẽ tiếp tục trầm trọng hơn trong những năm sắp tới. 21 thành phố trên cả nước được dự báo sẽ hết nước sạch vào năm 2020. An ninh lương thực sẽ bị đe dọa vì 80% nước được sử dụng trong nông nghiệp.

Các thành phố, thị trấn của Ấn Độ thường xuyên cạn kiệt nước trong mùa hè vì thiếu cơ sở hạ tầng để dẫn nước máy đến mọi ngôi nhà. Tình trạng thiếu nước sạch cũng hoành hành tại các khu vực nông thôn. Nhiều người dân chỉ biết dựa vào nguồn nước của tư nhân hoặc xe bồn chở nước được chính quyền tài trợ.

Người dân Ấn Độ chờ lấy nước từ giếng Ảnh: REUTERS.

Khi thành phố và thị trấn mọc lên nhiều hơn, áp lực đối với tài nguyên nước dự kiến tiếp tục tăng. Báo cáo của Niti Aayog ước tính nhu cầu sẽ cao gấp đôi nguồn cung sẵn có vào năm 2030.

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 200.000 người Ấn Độ tử vong vì không được tiếp cận với nước sạch. Ước tính thiệt hại do thiếu nước tương đương tới 6% GDP của Ấn Độ mỗi năm.

Không chỉ tại Ấn Độ, thiếu nước sạch đang trở thành vấn nạn của toàn cầu. Theo báo Người lao động, thế giới hiện có 19 điểm nóng về việc sử dụng quá mức nguồn nước, trong đó có những khu vực ở miền Bắc và Đông Ấn Độ, Trung Đông, bang California - Mỹ và Úc.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Ấn Độ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước chưa từng có. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới