Thứ tư, 24/04/2024 09:19 (GMT+7)

Băng tan ở Bắc Cực ảnh hưởng môi trường sống của các loài sinh vật

MTĐT -  Thứ ba, 02/03/2021 10:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giờ đây khi Bắc Cực tan băng, chúng đang phải làm săn mồi theo những cách vất vả hơn để duy trì sự sống, theo một bài báo được đăng trên Journal of Experimental Biology.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Động vật có vú trong môi trường khắc nghiệt đã tiến hóa về mặt sinh lý để sử dụng ít năng lượng nhất có thể. Gấu Bắc Cực chủ yếu đi săn theo kiểu "ngồi và chờ", thích nghi với việc bắt hải cẩu, còn kỳ lân biển đã tiến hóa để lặn rất sâu tìm con mồi mà không cần di chuyển nhanh. Tuy nhiên, giờ đây khi Bắc Cực tan băng, chúng đang phải làm săn mồi theo những cách vất vả hơn để duy trì sự sống, theo một bài báo được đăng trên Journal of Experimental Biology.

Gấu Bắc Cực chủ yếu ăn hải cẩu, nhưng nguồn thức ăn này ngày càng khó kiếm hơn. Băng biển - môi trường săn bắt của Gấu Bắc Cực - đã bị thu hẹp 13% mỗi thập kỷ kể từ năm 1979. Các nghiên cứu cho thấy gấu Bắc Cực hiện phải bơi trung bình 3 ngày để tìm hải cẩu, hoặc tìm kiếm các nguồn thức ăn trên cạn ít năng lượng hơn, buộc chúng phải di chuyển nhiều hơn so với trước đây.

Các nguồn tài nguyên trên đất liền khó có thể bù đắp cho hải cẩu, đồng nghĩa với việc những con gấu dễ bị chết đói hơn. “Một con gấu Bắc Cực sẽ cần tiêu thụ khoảng 1,5 con tuần lộc, 37 con cá hồi, 74 con ngỗng tuyết, 216 quả trứng ngỗng tuyết để tương đương với năng lượng thu được từ một con hải cẩu trưởng thành," các nhà nghiên cứu viết trong bài báo.

Kỳ lân biển là loài bơi lội có sức bền có thể đạt độ sâu 1.500 mét để tìm kiếm cá bơn Greenland, con mồi yêu thích của chúng. Tuy nhiên chúng cần những lỗ hổng trên băng, gọi là lỗ thở, nhưng băng đang thay đổi nhanh chóng và di chuyển theo những cách mới, có nghĩa là các lỗ đã dịch chuyển và trong một số trường hợp biến mất hoàn toàn.

Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) về đại dương và băng quyển, băng từ các dòng sông băng ở Bắc Cực, đất cực và biển đang giảm nhanh hơn nhiều so với dự kiến của các nhà khoa học. Bên cạnh đó, mùa hè kéo dài chưa từng thấy ở Bắc Cực khiến băng tan sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho loài động vật này trong việc săn mồi.

Trong năm nay, băng biển Bắc Cực đạt mức thấp kỷ lục chỉ gần 4,1439 triệu mét vuông. Ðiều này có ảnh hưởng xấu đến quần thể gấu Bắc Cực sống và săn mồi trên sườn phía Bắc của Alaska, cùng với các cá thể sống trên băng trôi nổi ở vùng biển Bering.

Gấu Bắc cực có tập quán săn bắt, sinh và nuôi con trên mặt băng hoặc trên đất liền. Chúng phải di chuyển hàng trăm kilomet qua lại giữa các tảng băng. Sự thay đổi khí hậu đang tách dần loài gấu Bắc cực ra khỏi những tảng băng, buộc chúng phải bơi đi xa hơn để kiếm thức ăn và nơi cư trú. Những chuyến bơi này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của những chú gấu con khi bơi trong dòng sông băng lạnh giá.

Không giống như các loài thú ăn thịt lớn khác, gấu Bắc cực không có lãnh thổ, vì môi trường sống của chúng luôn di chuyển và thay đổi theo mùa, mở rộng vào mùa đông và thu hẹp vào mùa hè. Ðể tìm kiếm nguồn thức ăn chính là hải cẩu, giờ đây khi băng tan quá nhanh trên diện rộng, gấu Bắc cực ở những vùng có ít băng và ít hải cẩu hơn sẽ phải di chuyển xa hơn, cũng như phải nhịn ăn lâu hơn.

Cơ quan Khảo sát Ðịa chất Mỹ cho biết băng tan kỷ lục trong năm nay khiến băng ở biển ngoài khơi Bắc Cực quá mỏng và không ổn định. Ðiều này ảnh hưởng lớn đến quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học.

Sự suy giảm của quần thể gấu Bắc Cực và kỳ lân biển có khả năng gây ảnh hưởng đến các loài động vật có vú sống khác, dẫn đến “những thay đổi nhanh chóng trong toàn bộ hệ sinh thái biển Bắc Cực”. Các loài động vật có vú như cá voi beluga, cáo Bắc Cực cũng có khả năng dễ bị tổn thương trước những thay đổi tương tự./.

P.T (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Băng tan ở Bắc Cực ảnh hưởng môi trường sống của các loài sinh vật. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới