Thứ tư, 24/04/2024 08:03 (GMT+7)

Biển Chết nguy cơ “chết” dần

MTĐT -  Thứ năm, 16/08/2018 10:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những năm gần đây mực nước tại Biển Chết đang ngày càng giảm đi trầm trọng khoảng 1,3m mỗi năm và mất 1/3 diện tích bề mặt kể từ năm 1960.

Biển Chết là hồ nước mặn nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Khu vực chứa nước bị hãm kín này có thể coi là một hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới.

Biển Chết là kỳ quan thiên nhiên thế giới có diện tích hơn 1.000 m2 và sở hữu độ mặn lên tới 38% so với 2,5% của nước biển thường. Sở dĩ, độ mặn ở đây cao đến vậy là nhờ một vết nứt giàu muối khoáng từ sông Jordan tạo ra.

Chính vì độ mặn đặc trưng, rất nhiều loài động vật không thể tồn tại trên Biển Chết, đó là lý do của tên gọi có phần chết chóc này.

Biển Chết là điểm đến đốn tim nhiều du khách. Ảnh: Reuters.

Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m. Bề mặt biển Chết nằm ở 417,5 m (1.369 ft) dưới mực nước biển (số liệu năm 2005).

Tuy nhiên, hiện nay lượng nước tại khu vực này đang giảm mạnh với vận tốc khoảng 1m/năm. Hậu quả là sự xuất hiện những bãi biển khô cằn và hố sụt.

Bắt đầu từ những năm 1920, các nhà khoa học thế giới đã nhận thấy mực nước biển đang giảm đi. Cho đến năm 1950, hơn 40 mét nước đã “biến mất”, theo Dailymail đưa tin. Và theo dự đoán của The Times, Biển Chết sẽ thực sự “chết” trong vòng chưa đến 50 năm nữa.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do, sự cạn kiệt dòng nước của con sông Jordan, dân cư sử dụng nguồn nước để sinh hoạt và trồng trọt.

Mực nước Biển Chết đang giảm trầm trọng. Ảnh: Reuters.

Khu vực xung quanh đều là sa mạc khiến lượng mưa hàng năm là rất thấp, không đủ bù đắp cho lượng nước mất đi.

Theo Reuters, hoạt động khai khoáng của những nhà sản xuất kali ở Israel và Jordan cũng góp phần gây ra những tổn hại nặng nề hơn. Vài năm gần đây, nhiều bãi biển bị đóng cửa trong khi những tấm bảng cảnh báo hố nước nguy hiểm mọc lên ở nhiều nơi dọc bờ. Trong số 700–800 triệu m3 nước bị mất mỗi năm, thì có 250–350 triệu m3 nước mất do khai thác khoáng sản từ Biển.

Chính phủ Israel đang đề ra phương án can thiệp nhằm “hồi sinh” Biển Chết. Họ tìm cách tái đấu thầu quyền đặc nhượng khai thác từ nhà máy khoáng sản Dead Sea Works, thuộc sở hữu của Công ty Hóa chất Israel (ICL). Biển Chết là tài sản cốt lõi của ICL, công ty hiện đang khai thác để sản xuất phân bón, chất chống cháy và một số sản phẩm khác có giá trị hàng tỷ USD trên toàn thế giới.

Ảnh: Reuters.

Công ty này hiện đang giữ quyền khai thác đến năm 2030. Trước khi hợp đồng hiện tại chấm dứt, Israel muốn tái đấu thầu khai thác Biển Chết sớm hơn 8 năm, tức vào năm 2022. Việc tái đấu thầu không chỉ bắt nguồn từ những mối quan tâm đến môi trường, mà còn từ những lo ngại rằng ICL sẽ tiếp tục các kế hoạch đầu tư mới ở những năm cuối của hợp đồng.

Thứ trưởng Bộ Bảo vệ môi trường Israel Galit Cohen cho biết: “Đây là cơ hội đặc biệt, khi hợp đồng nhượng bộ hoàn tất, chúng tôi sẽ bước vào giai đoạn mới, sẽ đề ra các tiêu chuẩn cho hoạt động của nhà máy, giúp tác động tích cực đến mối trường trong toàn khu vực”. Ông đưa ra một báo cáo sơ bộ với các hướng dẫn, nhằm cân bằng giữa lợi nhuận từ khai thác và việc bảo vệ môi trường ở Biển Chết lần đầu tiên.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Biển Chết nguy cơ “chết” dần. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới