Thứ sáu, 29/03/2024 20:09 (GMT+7)

EEA hối thúc các nước EU đẩy mạnh hoạt động tái chế rác thải

MTĐT -  Thứ tư, 30/10/2019 10:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

EEA cho biết EU cần tìm các phương pháp "quay vòng" và "thân thiện với môi trường" để quản lý các nguồn rác thải, chẳng hạn như tăng cường tái sử dụng và tái chế.

         Cốc nhựa dùng một lần tại một nhà máy tái chế ở Bourg-Blanc của Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) ngày 28/10 hối thúc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thực thi các chính sách để đẩy mạnh hoạt động tái chế, nhằm giải quyết bài toán về rác thải, nhất là rác thải nhựa và rác thải điện tử.

 Trong một tuyên bố, EEA cho biết EU cần tìm các phương pháp "quay vòng" và "thân thiện với môi trường" để quản lý các nguồn rác thải, chẳng hạn như tăng cường tái sử dụng và tái chế.

Theo EEA, EU đã thải 30 triệu tấn tác thải nhựa trong năm 2015; trong đó chỉ 17% được thu gom để tái chế.

Năm 2017, nhu cầu đối với nhựa tại 28 quốc gia EU, Thụy Sỹ và Na Uy đã lên tới 51 triệu tấn, chủ yếu phục vụ hoạt động đóng gói và xây dựng.

Ước tính, sản lượng nhựa hàng năm trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035 và gần bốn lần vào năm 2050.

Theo một báo cáo của EEA , các nước châu Âu hiện thiếu năng lực quản lý bền vững lượng rác thải nhựa ngày càng gia tăng.

EEA cho rằng quản lý yếu kém đối với rác thải nhựa sẽ tác động tiêu cực đến môi trường và khí hậu.

EU đã xuất khẩu 150.000 tấn rác thải nhựa mỗi tháng trong những tháng đầu năm 2019, do các quốc gia châu Âu thiếu công suất tái chế loại rác thải này. Con số này tăng gấp đôi so với năm 2016.

Bên cạnh đó, năm 2015, EU đã thải ra 10,3 triệu tấn rác thải điện tử, nhưng chỉ 40% trong số này được thu gom.

EEA lưu ý hoạt động tái chế chất lượng cao có thể giúp giới hạn tác động đến môi trường.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Na Uy năm 2016 chỉ ra rằng việc tái chế một chiếc điện thoại di động giúp giảm bớt 1kg khí CO2 phát thải ra môi trường./.


Theo TTXVN/Vietnam+

Bạn đang đọc bài viết EEA hối thúc các nước EU đẩy mạnh hoạt động tái chế rác thải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Tin mới