Thứ sáu, 29/03/2024 00:53 (GMT+7)

Hamburg (Đức) cấm xe diesel để giảm thiểu ô nhiễm không khí

MTĐT -  Thứ năm, 24/05/2018 15:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để cải thiện chất lượng không khí, mới đây chính quyền thành phố Hamburg của Đức đưa ra thông báo rằng sẽ cấm một số xe hơi chạy bằng dầu diesel hoạt động trên 2 tuyến đường giao thông chính trong TP.

Với lệnh cấm này, Hamburg đã trở thành thành phố đầu tiên của Đức áp đặt lệnh cấm xe ô tô chạy bằng động cơ diesel.

Theo đó, chính quyền thành phố Hamburg cho biết bắt đầu từ ngày 31/5 tới, các xe tải cũ chạy bằng dầu diesel sẽ không được chạy trên quãng đường dài 1,6 km trên đường cao tốc Stresemannstrasse ở quận Altona.

Trong khi đó, xe tải và xe hơi chạy bằng dầu diesel không đáp ứng tiêu chuẩn mới nhất về khí thải Euro 6 sẽ bị cấm hoạt động trên chặng đường dài 580m trên đường Max-Brauer-Alle.

Tuy nhiên, xe hơi của người dân địa phương, của các doanh nghiệp cũng như xe đưa thư, xe cứu thương và xe vệ sinh môi trường sẽ không nằm trong lệnh cấm này.

Hầu hết phương tiện chạy dầu diesel được bán trước năm 2016 đều nằm trong phạm vi lệnh cấm và giới. Dữ liệu từ hạn của thành phố Hamburg Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô châu Âu cho thấy gần 1/3 ôtô tại Đức - khoảng 15 triệu chiếc - có động cơ chạy bằng dầu diesel.

Thành phố Hamburg sẽ cấm xe chạy bằng động cơ diesel tại một số đường. 

Thành phố cũng áp dụng nhiều biện pháp khác để cải thiện chất lượng không khí. Đơn cử, họ khuyến khích người dân đi xe đạp nhiều hơn, lắp đặt hàng trăm điểm sạc cho ô tô điện và nhiều động thái khác.

Đức đang chịu áp lực ngày càng lớn từ người dân trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị kể từ sau khi nhà sản xuất ôtô Volkswagen thừa nhận đã gian lận trong các bài kiểm tra khí thải của động cơ diesel vào năm 2015. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ôtô hùng mạnh của quốc gia này cũng đang đấu tranh để chống lại các lệnh cấm.

Hàng chục thành phố của Đức thường xuyên vượt qua giới hạn ô nhiễm không khí do Liên minh châu Âu (EU) đặt ra. Đầu tháng 5, Ủy ban châu Âu cho biết sẽ đưa Đức cùng 5 nước khác ra tòa án tối cao châu Âu vì không tuân thủ các quy định về chất lượng không khí. Chính phủ Đức cũng bị chỉ trích rằng cố tình trì hoãn việc thiết lập các quy định về ô nhiễm không khí vì lo ngại có thể làm ảnh hưởng tới các nhà sản xuất ôtô trong nước.

“Đã đến lúc bà Angela Merkel (thủ tướng Đức) và chính quyền của bà ấy phải hành động để chống ô nhiễm”, Ugo Taddei, luật sư môi trường trong chiên dịch cấm ôtô chạy dầu diesel nói.

Hiện nhiều nhà sản xuất ô tô như Volkswagen, BMW và Daimler đã và đang sẵn sàng cho các hạn chế xe diesel, giữa lúc công chúng ngày càng lo ngại về vấn đề sức khỏe do khí thải nitơ oxit gây ra. Các phương tiện giao thông thải khoảng 40% lượng khí thải nitơ ôxit ở EU, và xe diesel thải ra phần nhiều trong số này. EC ước tính có hơn 400.000 người chết sớm mỗi năm vì ô nhiễm không khí và khí thải nitơ ôxit ở EU.

Diesel tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm không khí hơn là xăng, song nhiên liệu này được chính phủ các nước châu Âu thúc đẩy trong nhiều thập niên qua. Động cơ diesel cũng tiết kiệm nhiên liệu hơn. Doanh thu của xe diesel hiện giảm mạnh. Năm ngoái, chỉ 44% ô tô mới bán ra ở Tây Âu là có động cơ diesel, giảm từ mức 56% năm 2011.

Như vậy, Hamburg đã trở thành thành phố đầu tiên của Đức cấm ô tô chạy bằng dầu diesel, đây cũng là mục tiêu của nhiều thành phố lớn trên thế giới để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm do loại khí này gây ra.

Cụ thể, tháng 7/2017, vương quốc Anh cho biết họ sẽ cấm bán các loại xe chạy bằng xăng và dầu diesel kể từ năm 2040 nhằm làm sạch môi trường của đất nước. Đến năm 2050, tất cả các xe lưu thông trên đường sẽ phải đạt khí thải bằng không.

Hay chính phủ Pháp cho biết, họ muốn chấm dứt việc bán các phương tiện giao thông có động cơ chạy bằng xăng và diesel vào năm 2040 vì Paris đang quyết tâm chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu. Sau năm 2040, các nhà sản xuất ô tô chỉ được phép bán những chiếc xe chạy bằng điện hoặc các nguồn năng lượng sạch khác.

Tại quốc gia ô nhiễm nhất nhì thế giới là Ấn Độ, hồi đầu năm 2017, chính phủ nước này cũng từng tuyên bố, tất cả ô tô bán trong nước đều phải là xe điện vào năm 2030.

Anil Kumar Jain, chuyên gia cố vấn năng lượng của chính phủ, nói rằng: “Đây là mục tiêu mong muốn. Cuối cùng xu hướng của thị trường sẽ chiếm ưu thế”.

Quốc gia này là một trong những nước có nhiều thành phố ô nhiễm không khí nặng nề nhất thế giới, tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ tin rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt lớn.

Số lượng ô tô trên các tuyến đường của quốc gia Nam Á dự kiến sẽ bùng nổ trong những năm tới do giá xe ô tô ngày càng giảm, phù hợp với khả năng tài chính của tầng lớp trung lưu. Nếu mỗi gia đình ở nước này đều đầu tư vào xe điện, Ấn Độ có thể đi trước một số nền kinh tế phát triển trong lĩnh vực này.

Dầu diesel là lọai nguyên liệu hiệu quả hơn xăng, nhưng trong quá khứ, các động cơ chạy dầu diesel rất ồn và bẩn.

Nhưng sau đó, khi người dân bắt đầu quan tâm nhiều hơn về các khía cạnh môi trường, các nhà sản xuất xe hơi ngay lập tức phát triển những chiếc xe hơi chạy dầu sạch hơn, êm ái hơn để phát huy lợi thế tiết kiệm nhiên liệu của dầu diesel.

Xe hơi được lắp đặt các thiết bị giúp giữ lại những hạt li ti thoát ra cùng với khói thải trong quá trình đốt nhiên liệu.

Nhiều thành phố trên thế giới cũng hạn chế xe chạy bằng diesel.

Nhưng chính sách này đang có những tác dụng ngược và mọi người bắt đầu xem xét lại.

Trước hết, cánh tài xế than phiền rằng họ gặp rắc rối với những thiết bị lọc khí thải trên xe hơi nên họ đã gỡ bỏ những thiết bị này. Các bác tài nghĩ rằng mấy thiết bị này sẽ không hoạt động nếu xe chạy chưa đủ nóng máy.

Thứ hai, động cơ chạy dầu diesel vẫn thả ra khí NO2, loại khí sẽ gây ra những vấn đề về phổi và đường hô hấp. Lượng NO2 mà động cơ diesel thải ra cao gấp vài lần so với động cơ chạy xăng.

Hiện nay để đáp ứng được các yêu cầu luật pháp về khí thải của châu Âu, các chính trị gia đã xúc tiến một “cú quay đầu” ngoạn mục bằng việc bắt đầu tuyên truyền cho các tài xế rằng không nên xài xe chạy dầu diesel nữa.

Theo Cơ quan Môi trường châu Âu, ô nhiễm không khí là nguyên nhân môi trường hàng đầu gây ra việc thai chết non ở châu Âu; làm tăng mạnh khả năng bị các bệnh khác. Các hạt li ti trôi nổi (PM) và khí Ozone (O3) là những khí gây nguy hiểm nhất.

P.V (tổng hợp theo TTXVN, KTĐT)

Bạn đang đọc bài viết Hamburg (Đức) cấm xe diesel để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.