Thứ năm, 25/04/2024 20:04 (GMT+7)

Nắng nóng kỷ lục tiếp tục “thiêu đốt” châu Âu

MTĐT -  Thứ ba, 07/08/2018 14:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đã gần một tháng trôi qua, nhiệt độ ở châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đến nay nắng nóng đã gây ra hàng loạt vụ cháy rừng, số người chết liên tục tăng, cuộc sống người dân bị đảo lộn.

Theo thông tin trên VOV, tuần qua, một nửa các nước châu Âu đã phải ban bố báo động cam (mức độ cao thứ 2) về nguy cơ nhiệt độ rất cao. Trong khi đó, tại các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ, Croatia, nhà chức trách đã phải ban bố báo động đỏ - mức báo động cao nhất - về tình trạng nhiệt độ cực cao.

Đợt nắng nóng kinh hoàng kéo dài ở châu Âu được cho là do ảnh hưởng của khối khí nóng châu Phi từ phía Nam, khu vực bán đảo Iberian (gồm Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) dự kiến sẽ đạt mức nhiệt kỷ lục 48 độ C.

Người dân tắm trong đập nước trên sông Berounka gần thủ đô Praha của Cộng hòa Séc. Ảnh: Reuters. 

Tây Ban Nha: Ít nhất 7 người chết vì nắng nóng

Theo thông tin trên TTXVN, ngày 5/8, nhiệt độ tại khu vực miền Nam Tây Ban Nha đã đạt đỉnh 44 độ C, trong khi ở khu vực Tây Nam cũng lên tới 42 độ C. Nắng nóng kéo dài đã làm ít nhất 7 người thiệt mạng.

Nhiệt độ tại quốc gia trên Bán đảo Iberia luôn duy trì ở mức cao, đặc biệt ở khu vực Tây Nam đã lên tới 40-42 độ C. Lực lượng cứu hỏa đang tích cực triển khai các hoạt động dập đám cháy rừng ở tỉnh Huelva (Tây Nam nước này), do gió đã nhẹ hơn.

Người dân Tây Ban Nha đổ ra  biển tránh nắng. Ảnh: Reuters. 

Pháp: 4 lò phản ứng hạt nhân phải tạm dừng vì nắng nóng

Còn tại Pháp, nhiệt độ trong ngày 6/8 đã lên tới 37 độ C ở một số khu vực miền Nam, trong khi thời tiết ở miền Bắc được dự báo sẽ nóng hơn trong ngày 7/8. Trước đó, ngày 4/8 đã được ghi nhận là ngày nắng nóng nhất tại Pháp kể từ năm 2003.

Nắng nóng kéo dài đã buộc nhà chức trách Pháp phải dừng hoạt động 4 lò phản ứng hạt nhân nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra. Nắng nóng cũng làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí và để giảm ô nhiễm, thành phố Paris đã cấm các loại phương tiện thuộc diện gây ô nhiễm nhất lưu thông trong ngày 6/8.

Trong khi đó, để giảm khói bụi, chính quyền khu vực miền Đông nước Pháp đã phải giảm mức hạn chế tốc độ giao thông xuống còn 20km/h. Bộ Y tế Pháp khuyến cáo người dân có các biện pháp thích hợp để đối phó với thời tiết cực đoan, cần uống nhiều nước, đặc biệt là tăng cường hấp thụ muối vào cơ thể.

Những vòi phun nước ở Nice, Pháp, giúp người dân thoải mái hạ nhiệt. Ảnh: Reuters.

Bồ Đào Nha: Nắng nóng gây cháy rừng

Theo báo Lao động, bà Paula Leitao - Viện Biển và Khí quyển Bồ Đào Nha (IPMA) cho biết, thành phố Setubal gần Lisbon đã đạt mức nhiệt 46 độ C trong ngày 4/8. Mức nhiệt gần với mức 48 độ C ở Thung lũng Chết, bang California, Mỹ - một trong những nơi nóng nhất trái đất.

Nắng nóng đã gây ra hàng loạt vụ cháy rừng tại nước này, khoảng 1.100 lính cứu hỏa cùng 160 binh sĩ hỗ trợ cũng đang nỗ lực khống chế vụ cháy rừng ở Monchique, miền Nam Bồ Đào Nha.

Đám cháy khiến 24 người bị thương, trong đó 1 người trong tình trạng nguy kịch. Trước đó, trong sáng 6/8, chính quyền địa phương đã tiến hành sơ tán nhiều người dân để đảm bảo tính mạng.

Nhiệt độ tại Bồ Đào Nha hiện vẫn duy trì ở mức 45 độ C, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần trong những ngày tới.

Các chuyên gia thời tiết của Anh dự báo nhiệt độ ở bán đảo Iberian có khả năng phá kỷ lục 48 độ C. Cột mốc này từng được ghi nhận ở thành phố Athens, Hy Lạp, vào năm 1977. Ngưỡng nhiệt kỷ lục ở Tâu Ban Nha là 47,3 độ C còn ở Bồ Đào Nha là 47,4 độ C, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới.

Nắng nóng gây ra nhiều vụ cháy rừng ở Bồ Đào Nha. Ảnh: Shutterstock.

Thụy Điển: Nắng nóng làm tan chảy cả sông băng

Trong khi đó, thời tiết nóng làm tan chảy sông băng trên dãy núi Kebnekaise, Thụy Điển. Từ ngày 2 - 31/7, điểm cao nhất Thụy Điển giảm 4 m với lượng băng tan trung bình 14 cm/ngày. Nhiều vùng ở Thụy Điển trải qua 2 tháng khô hạn nhất lịch sử. Lượng mưa một số nơi chỉ bằng 10-15% cùng kỳ hàng năm.

Ảnh: Đại học Stockholm.

Còn tại Đức, các cơn mưa dông cục bộ cuối tuần qua đã giúp hạ nhiệt ở một số khu vực, đặc biệp là ở miền Nam. Tuy nhiên, nhiệt độ tại khu vực miền Đông dự báo sẽ quay lại mức 39 độ C vào ngày 8/8.

Nông dân ở Frankfurt, Đức, thu hoạch khoai tây giữa trưa hè oi bức. Ảnh: AP.

Nhiệt độ ở Anh ngày 5/8 đã giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức trên 30 độ C tại khu vực miền Nam. Cơ quan khí tượng Anh dự báo nắng nóng sẽ tiếp diễn đến ngày 7/8. Cơ quan y tế Anh khuyến cáo người dân khu vực Đông Nam nên ở trong bóng râm và uống nhiều nước.

Không dừng lại ở đó, các chuyên gia còn đưa ra dự đoán kỷ lục nhiệt độ cao nhất tại châu Âu – 48 độ C ở Athens năm 1977 – có thể bị phá vỡ trong tuần này.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Nắng nóng kỷ lục tiếp tục “thiêu đốt” châu Âu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng