Thứ sáu, 29/03/2024 16:41 (GMT+7)

Thuế bảo vệ môi trường: “Không tăng sẽ gây thiệt hại cho quốc gia”

MTĐT -  Thứ năm, 13/04/2017 14:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên 3.000-8.000 đồng/lít theo Bộ Tài chính không tác động đến doanh nghiệp, phải đến khi nâng mức thuế cụ thể mới có tác động.

Tại cuộc họp báo diễn ra chiều 10/4, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết, ngày 10/3 vừa qua, Bộ Tư pháp đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình số 78 trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật thuế bảo vệ môi trường vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017.

Dự kiến, trong tháng 4/2017, Bộ Tài chính tiến hành lấy ý kiến các đơn vị, tổ chức, cá nhân về dự án Luật, sẽ xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và trình Chính phủ dự án luật trong tháng 5 để Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 6.

Trường hợp được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý thì dự án Luật sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 10 năm nay.

Lý giải nguyên nhân vì sao Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật của năm 2017 Luật thuế bảo vệ môi trường, ông Thi cho biết, xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trên diện rộng. Theo đó, các nước trên thế giới cũng đã đưa xăng dầu vào diện thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhằm mục đích bảo vệ môi trường với những tên gọi khác nhau như thuế năng lượng, thuế nhiên liệu…

Ông Thi cho biết, sau khi phân tích diễn biến giá xăng dầu thế giới và so sánh mức giá xăng dầu của Việt Nam với các nước xung quanh, nếu như không điều chỉnh thì sẽ thiệt hại về lợi ích quốc gia. Cụ thể, các doanh nghiệp xăng đầu đã cùng với một số đối tác xuất khẩu nước ngoài đã rục rịch điều chỉnh giá xăng dầu.

Mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu 3.000 đồng/lít hiện nay đã gần chạm mức tối đa trong khung thuế hiện hành, do đó, Bộ Tài chính đánh giá, trong trường hợp cần thiết để điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường để phù hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ là rất khó.

Trong khi đó, thuế nhập khẩu thì lại bị cắt giảm theo thỏa thuận quốc tế, còn giá bán lẻ xăng dầu Việt Nam lại thấp hơn các nước có chung đường biên giới và nhiều nước trong khu vực. Đây chính là lý do khiến Bộ Tài chính phải đề xuất điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng này.

Cũng theo vị lãnh đạo Vụ Chính sách thuế, khung thuế nêu trên chưa có tac động tới doanh nghiệp và chưa tác động đến giá xăng dầu, chỉ tác động khi áp dụng mức giá cụ thể.

Trước một số ý kiến đặt ra, cho rằng nguồn thu thuế bảo vệ môi trường đang được sử dụng “không đúng mục đích”, ông Thi cho biết, tỷ lệ chi 1% tổng thu ngân sách cho bảo vệ môi trường chỉ là phần chi trực tiếp, chưa tính đến phần chi gián tiếp.

“Thuế bảo vệ môi trường thu theo Luật ngân sách nhà nước và thực hiện chi theo Luật ngân sách nhà nước chứ không nói là thu thuế bảo vệ môi trường chỉ dùng để chi cho bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, khi chi cho các dự án lớn như chi cho các công trình xử lý nước thải, chi xây dựng các công trình, dự án giao thông thì đã gián tiếp bảo vệ môi trường”, ông Thi nói.

Bạn đang đọc bài viết Thuế bảo vệ môi trường: “Không tăng sẽ gây thiệt hại cho quốc gia”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
Chiều 29-3, tại Hội nghị Tỉnh ủy Bình Thuận mở rộng, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã chủ trì lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.