Thứ năm, 25/04/2024 15:18 (GMT+7)

Cần công khai vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở biển Đông

MTĐT -  Thứ bảy, 02/11/2019 10:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đảng và nhà nước đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì Việt Nam không bao giờ nhân nhượng, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển

Tại hội thảo về tình hình kinh tế và xã hội và thu chi ngân sách tại quốc hội ngày 30/10/2019, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị “cần công khai chi tiết” các vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở biển Đông.

Theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) những năm qua, sau khi khai cạn kiệt tài nguyên môi trường biển, Trung Quốc đã sang cả vùng biển lân cận, thậm chí xa hơn Biển Đông. Trung Quốc đã chuyển giai đoạn xây dựng bồi đắp sang giai đoạn quân sự hóa, khai thác, sử dụng, “chúng ta cần công khai thật chi tiết các hoạt động lấn chiếm biển đảo, vi phạm luật pháp quốc tế của họ để dư luận tiến bộ Việt Nam, trên toàn thế giới, bao gồm cả nhân dân Trung Quốc biết, cũng theo ông Hiếu, câc phương pháp chúng ta sử dụng trong thời gian qua với phương châm “vừa hợp tác vừa đấu tranh” kiên quyết kiên trì xử lý hành vi xâm phạm chủ quyền bằng biện pháp hòa bình,không làm giảm đi “lòng tham của họ”, vì thế Việt Nam cần có thêm biện pháp mới theo nguyên tắc mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định là “không bao giờ nhân nhượng trước những vấn đề thuộc về chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ".

Cũng đề cập về tình hình biển Đông, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) nhắc lại báo cáo chính phủ nêu, “gần đây diễn biến phức tạp, trong đó có việc vi phạm nghiêm trọng các vùng biển của Việt Nam được xác định theo luật pháp quốc tế, trái với tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao.

Tàu khảo sát Hải Dương 8 (HD-08) của Trung Quốc. Nguồn: Gulf Times

Ngay giới chức Mỹ cũng tiếp tục lên án hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngày 29 – 10 (giờ địa phương), phát biểu trước báo giới tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) Đô đốc John Aquylino, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng việc Trung Quốc xây dựng, quân sự bất hợp pháp và thực thể nhân tạo ở Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang thách thức và đe dọa các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả khu vực An Độ Dương – Thái Bình Dương. Đô đốc Jonh Aqyulino nhấn mạnh rằng các hành động của Trung Quốc đang bị nhiều quốc gia ủng hộ tự do hằng hải trong khu vực, trong đó có Mỹ lên án.

Trước đó, trong đó bài phát biểu về quan hệ Mỹ - Trung ngày 24 – 10 tại Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson ở thủ đô Washigton (Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Mike pence một lần nữa lên án các hoạt động vi phạm pháp luật quốc tế của Bắc Kinh tại Biển Đông, trong đó có các hành động cản trở hoạt động dầu khí hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và một số quốc gia ven biển khác trong khu vực. “Nhiều ý kiến của cử tri đã đề nghị đưa vụ việc ra tòa án quốc tế, tuy nhiên chúng ta không chỉ kiện Trung Quốc xâm phạm bãi Tư chính mà phải đưa toàn bộ các hoạt động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, xây dựng trái phép, quân sự hóa nhiều đảo Biển Đông suốt thời gian vừa qua. Chúng ta có chính nghĩa, dư luận quốc tế và ngay cả người dân Trung Quốc sẽ hiểu sự phi lý của chính quyền Trung Quốc” Đại biểu Hiếu bày tỏ.

Đảng và nhà nước đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thì Việt Nam không bao giờ nhân nhượng, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. “Trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, ngư dân là lực lượng tham gia đóng góp lớn, những chính sách cho đối tượng này lại chưa được quan tâm đúng mức” ông Nhường nói.

Tình hình khu vực Biển Đông có rất nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới an ninh, an toàn khu vực biển có tuyến hằng hải quan trọng vào bặc nhất thế giới đe dọa tới an ninh và an ninh các nước có chung khu vực Biển Đông. Từ đầu tháng 7 đến những ngày tháng 10 vừa qua Trung Quốc đã đưa lực lượng xuống phản đối chúng ta một cách hết sức phi lý . Điều này không thể chấp nhận được. Ngoài ra, họ đưa tàu xuống khảo sát và thăm dò, có những thời điểm đua tới 35 – 40 chiếc tàu xuồng để bảo vệ. Trước tình đó, Bộ chính trị, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tiến hành ngoại giao, đấu tranh trên cở sở đấu tranh pháp lý để khẳng định chủ quyền của chúng ta. Trên thực địa, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Kiểm ngư thường xuyên bám sát, nắm chắc tình hình và tuyên truyền bằng những thứ tiếng đê khẳng định khu vực chủ quyền của chúng ta không thể chối cãi theo công ước, luật quốc tế, công ước về luật biển năm 1982. Có thể nói dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại của dân tộc ta.
Quy luật đó ngày nay được thể hiện ở hai nhiệm vụ rất rõ là: Xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong tình hình hiện nay với đặc điểm, những yếu tố tác động tới sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp phù hợp để đấu tranh trong điều kiện giữ vững môi trường hòa bình, độc lập để phát triển đất nước.

Cùng với đó, năm 2018 ,sau khi Bộ Chính trị thông qua và kết luận các chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, chiến lược bảo vệ Tổ Quốc trên không gian mạng và chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tiến hành quán triệt sâu sắc các chiến lược này. Có thể nói, đây là cơ sở để Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xây dựng tổ chức biên chế quân đội và mua sắm vũ khí trang bị, bảo đảm theo tinh thần tinh gọn mạnh, đáp ứng với các kiểu chiến tranh hiện đại trong điều kiện mới.
Đất nước ta đã từng phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, chúng ta thấy được sự tàn khốc của chiến tranh và sự mất mát của mỗi gia đình và dòng họ. Việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Chúng ta luôn luôn phải cảnh giác, tỉnh táo và sẵn sàng các phương án cao nhất với các tình huống có thể xảy ra, vì lợi ích quốc gia của dân tộc. Vì độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta phải sẵn sàng bảo vệ và đẩy lùi các nguy cơ chiến tranh để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
“Chúng ta kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ, nhưng trong từng tình huống cụ thể, chúng ta phải có sách lược phù hợp, phải khẳng định tính đúng đắn, tính chính nghĩa, phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc, của đất nước, tranh thủ tối đa sự ủng hộ quốc tế” Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ.
Với đất nước từng trải qua nhiều cuộc chiến để bảo vệ Tổ quốc, hơn ai hết, người Việt Nam hiểu rõ những giá trị lớn lao của hòa bình, ổn định và phát triển. Song cũng không vì thế mà người Việt Nam nhân nhượng trước những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Trong trái tim của mỗi người con đất Việt, Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông luôn có giá trị thiêng liêng,bất khả xâm phạm.

Song, trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục có hành vi xâm phạm đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Phía Trung Quốc liên tục ngang nhiên tiến hành các hoạt động thăm dò phi pháp ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta. Điều này khiến nhân dân, cử tri cả nước bức xúc, bày tỏ nỗi lo lắng về chủ quyền Biển Đông bị xâm phạm.
Vấn đề công khai cũng là một trong những “tam công chiến pháp’ mà đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) hiến kế để đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Vân khẳng định dã tâm của Trung Quốc chiếm đoạt Biển Đông thành ao nhà, Trung Quốc đã và đang sử dụng “tam chủng chiến pháp” gồm tâm lý, truyền thông và pháp lý. Về tâm lý, Trung Quốc rao giảng cho người dân rằng Biển Đông là của Trung Quốc. Về truyền thông, Trung Quốc đều rêu rao hết các diễn đàn, Biển Đông là của Trung Quốc.

Về pháp lý, Trung Quốc đang sửa lại, diễn lại luật biển theo ý của họ và trên thực tế đang tiến hành xâm lấn các quốc gia ven biển. Từ đó, Đại biểu tỉnh Cà Mau kiến nghị cần có “tam công chiến pháp” để đối phó với Trung Quốc.

Thứ nhất, về công luận, Việt Nam phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, củng cố hồ sơ chứng mịnh cho dư luận thế giới biết chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

Thứ hai, phải công khai hóa các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông cho thế giới biết, trong nước biết. Cuối cùng về công pháp, theo ông Vân, cần sử dụng tối đa công cụ pháp lý từ công ước quốc tế cho tới cơ sở pháo lý mà luật Biển Việt Nam đã quy định. “Về lâu dài, ta phải có đối sách căn bản, phòng thủ chặt chẽ, để ngặn chặn sự lấn tới của Trung Quốc, vi phạm trắng trợn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Không chỉ xâm phạm lãnh thổ của chúng ta ở Biển Đông, người Trung Quốc còn lợi dụng Việt Nam để rửa xuất xứ hàng hóa nhập vào Mỹ. Trong thời gian qua, ngành hải quan đã phát hiện nhiều vụ có dấu hiệu vi phạm giả mạo xuất xứ khá lớn.

Tổng cục Hải quan cho biết đã chặn đứng 1,8 triệu tấn nhôm Trung Quốc nhập về Việt Nam để giả mạo xuất xứ nhằm xuất khẩu sang Mỹ và các nước, ước tính giá trị khoảng 4,3 tỉ USD. Vụ việc do một tập đoàn có công nghệ, dây chuyền nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm nhằm đưa ra các sản phẩm để xuất khẩu đi Mỹ và một số nước khác nhằm hưởng lợi thế từ chênh lệch thuế suất. Cụ thể, nhôm của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chỉ phải chịu thuế khoảng 1,5%, còn nhôm của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế lên đến 374%, cao gấp 25 lần. Sau khi bị hải quan kiểm tra thực tế, doanh nghiệp này đã không làm thủ tục xuất khẩu đi Mỹ nữa mà chuyển sang nhập về Việt Nam.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính): Rõ ràng vụ việc 1,8 triệu tấn nhôm nằm ngay tại Việt Nam là có sự tính toán của nhà đầu tư trong nghi vấn lẩn tránh né thuế xuất hàng sang Mỹ. Chỉ tính 1,8 triệu tấn nhôm này nếu xuất sang Mỹ trót lọt sẽ giảm được 25 lần thuế xuất khẩu, nguồn lợi mà doanh nghiệp Trung Quốc hưởng có thể tính hàng tỉ USD.

Gần đây nhất là 10 container xe đạp Trung Quốc giả mạo xuất xứ Việt Nam cũng để xuất đi Mỹ. Đó là 313 chiếc xe đạp với tổng giá trị trên 26.000USD của Công ty TNHH xe đạp E, chuẩn bị xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Công ty mở tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Khu công nghiệp Sóng Thần (Cục Hải quan Bình Dương). Theo khai báo ban đầu của doanh nghiệp, số xe đạp này được lắp ráp tại Việt Nam, có xuất xứ Trung Quốc và tờ khai được hệ thống tự động phân luồng vàng (chỉ kiểm tra hồ sơ). Tuy nhiên, do nghi ngờ, cơ quan hải quan đưa vào soi chiếu bí mật và quyết định chuyển luồng kiểm tra thực tế. Kết quả cho thấy, trên bao bì sản phẩm lô xe đạp đều ghi “Made in Vietnam” chứ không phải “Made in China” như khai báo. Doanh nghiệp Trung Quốc này đã nhập toàn bộ sản phẩm linh kiện từ Trung Quốc về Việt Nam và chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp giản đơn cuối cùng của sản phẩm tại Việt Nam trước khi gắn giả xuất xứ xuất đi.

Tháng 7 vừa qua, sau 1 năm điều tra, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu của Công ty TNHH XNK Trần Vượng. Doanh nghiệp này đã nhập hàng loa thùng khai báo xuất xứ Trung Quốc nhưng bên trong ghi “Made in Vietnam”. Trước đó, năm 2017, cục Hải quan TP Hải Phòng cũng phát hiện Công ty TNHH xuất nhập khẩu INTERWYSE đã nhập khẩu mặt hàng theo khai báo là “củ loa,sạc điện thoại mới, C/O Trung Quốc” có xuất trình C/O mẫu E nhưng khi kiểm tra thực tế trên hộp đựng sản phẩm hàng hóa và trên hàng hóa thể hiện chữ đúc chìm “Made in Vietnam”.

Cùng thời điểm, Cục điều tra chống buôn lậu cũng tiến hành điều tra xác minh thông tin 6 doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gỗ dán, tấm gỗ veneer và các loại gỗ ghép do có dấu hiệu làm giả giấy tờ, gian lận xuất xứ. Các doanh nghiệp này nhập các mặt hàng trên từ Trung Quốc, tiến hành một số công đoạn giản đơn tại Việt Nam, sử dụng giấy tờ không hợp pháp để xuất khẩu. Tổng giá trị các lô hàng này từ vài chục đến hàng trăm tỉ đồng.
Thủ đoạn gian lận C/O thường thấy nhất là doanh nghiệp Việt gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất , gia công hàng hóa xuất khẩu chỉ trải qua công đoạn gia công, chế biến hoặc lắp ráp đơn giản chưa đáp ứng quy tắc C/O nhưng vẫn khai C/O Việt Nam. H oặc hợp lý hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận C/O của Việt Nam hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu. Đây không phải là giáy chứng nhận xuất xứ nhưng có thể là cơ sở để doanh nghiệp làm giả C/O. Việc cảnh báo hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam đã được nói nhiều năm nay. Tuy nhiên, thực tế các vụ việc được phát hiện thường chậm, một số xảy ra sau khi đã có cảnh báo.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đặt nghi vấn, lượng nhôm dự trữ cho sản xuất của doanh nghiệp này quá lớn lẽ ra các cơ quan quản lý địa phương phải nhạy cảm để đặt nghi vấn ngay từ khi doanh nghiệp nhập hàng về Việt Nam. “Hiện tại, cơ quan hải quan chưa thông tin con đường nhập khẩu lượng hàng khổng lồ này về như thế nào, nhưng tại thời điểm năm 2016, sau khi Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá, nó đã được phủ bạt nằm tại Việt Nam. Việc để các vụ lẩn tránh xuất xứ xảy ra lớn phải đặt trách nhiệm của cơ quan quản lý, hải quan và các đơn vị cấp C/O, cơ quan hậu kiểm là Sở KH-ĐT… Công tác hậu kiểm của chúng ta chưa làm tốt, công tác gác cổng để cho một lượng lớn hàng nhập vào trong bối cảnh nhạy cảm của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cho thấy, cách chúng ta phản ứng để tránh vạ lây còn chậm lắm. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý được chưa thật nhịp nhàng. Nó có chăng chỉ quyết liệt hơn khi đã được các cơ quan nước ngoài cảnh báo, đề nghị phối hợp…”

Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội cho biết: “Nếu có gian lận thương mại, liệu một mình doanh nghiệp có thể làm được hay không, hay là cả một tập đoàn xuyên quốc gia. Cần làm rõ doanh nghiệp có nhập công nghệ, dây chuyền về chế biến không hay chỉ tạm nhập tái xuất hàng đi. Phải làm là xác minh rõ, có gian lận như thế nào, còn không gian lận thì hàng đó có đủ xuất xứ Việt Nam và cho người ta xuất hay không?”.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, tinh thần của hải quan là làm rõ, công khai, minh bạch sự việc này. Do đó, phía hải quan cũng đã thông báo và phối hợp với Bộ An ninh nội địa Mỹ, mời người sang cùng kiểm tra, xác minh. Kết quả sẽ sớm công khai, còn trước đó, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan bước đầu xác định có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa đi các nước. “Các lực lượng hải quan đã xác định, ngăn chặn thành công vụ lớn nhất có dấu hiệu giải mạo xuất xứ với nhóm xuất khẩu ở Vũng Tàu. Doanh nghiệp đóng trên địa bàn này có dây chuyền công nghệ sản xuất nhôm nhưng lại nhập khẩu nhôm thỏi, nhôm thanh từ Trung Quốc và các nước khác để chế ra các sản phẩm nhôm Việt Nam xuất sang Mỹ”. ông Cẩn nói.

Động cơ của vụ này, theo ông Cẩn xuất phát từ việc lợi dụng thuế suất rẻ. Các doanh nghiệp ở Vũng Tàu nhập khẩu nhôm từ cuối năm 2017 đến năm 2019 với giá trị gần 3 tỉ USD. Hải quan Việt Nam phối hợp với cảng vụ và Bộ An ninh nội địa Mỹ, toàn bộ số nhôm đó chưa xuất được. Theo báo cáo, Hải quan Vũng Tàu hiện đang giữ 1,8 triệu tấn nhôm”, lãnh đạo Tổng cục Hải quan thông tin.

Ông Trịnh Khôi Nguyên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết không chỉ có nhôm, thời gian vừa qua một loạt mặt hàng kể cả thép nhập khẩu vào Việt Nam có dấu hiệu gian lận xuất xứ thương mại nhiều vụ việc đã bị phát hiện và xử lý. Trong đó, hành vi chủ yếu là gian lận mã số thuế gia công, chế biến để xuất khẩu nhưng không đủ tỷ lệ mang xuất xứ Việt Nam. Các sản phẩm này sau đó bị đối tác nhập khẩu áp thuế chống gian lận. “Vụ việc nhập khẩu nhôm này cũng như vậy, nếu xác minh có dấu hiệu gian lận xuất xứ, mượn Việt Nam để tạm nhập tái xuất nhằm lách thuế sẽ rất nguy hiểm. Nó sẽ khiến cho cả ngành nhôm bị liên lụy. Chỉ một công ty gian lận thì cả các công ty khác xuất mặt hàng đó cũng chịu ảnh hưởng theo. Thứ hai, nếu không xuất được mà để trong nước tiêu thụ sẽ triệt tiêu các doanh nghiệp trong nước”. ông Nguyên cho biết.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng đây là cảnh báo lớn cho Việt Nam khi ở vị thế bị buộc phải nằm trong vòng vây của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ông nói: “Nhôm Trung Quốc đội lốt Việt Nam đang trở thành vấn đề lớn của việc xuất nhập khẩu liên quan Mỹ và Việt Nam quan tâm. Lo lớn nhất là sau thép, nhôm Việt Nam có thể bị trừng phạt với mức thuế chống bán phá giá cao đủ để “chết” một ngành”.

Bộ Công Thương vừa quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm nhôm thanh đùn ép có xuất xứ từ Trung Quốc từ 2,49% đến 35,58%. Điều tra của bộ này cho thấy, nhôm Trung Quốc được bán phá giá với biên độ từ 2,49% đến 35,58%. Trong một số trường hợp bán còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất sau khi bị nhiều nước ngăn chặn bằng các rào cản thương mại, kể cả các biện pháp chống bán phá giá. Với lượng nhôm lên tới 1,8 triệu tấn trót lọt, chắc chắn doanh nghiệp trong nước sẽ khó có thể tồn tại được.

Theo một lãnh đạo Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu, sau khhi bị ngăn chặn không cho xuất khẩu, lượng nhôm này vẫn đang được phủ bạt tại nhà máy. Từ chối bình luận về con đường để lượng nhôm khổng lồ như vậy được nhập vào Việt Nam như thế nào bởi theo vị này, “vụ việc đang được điều tra và cơ quan chủ trì công bố thông tin là Tổng cục Hải quan không phải hải quan địa phương nữa”. Còn Tổng cục Hải quan cho biết, trong tuần tới sẽ có thông tin cụ thể liên quan khối lượng nhôm khổng lồ xuất xứ Trung Quốc đội lốt hàng Việt để xuất khẩu.

Chuyên gia marketing Vũ Quốc Chinh, Khoa Kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, để bảo vệ sản xuất trong nước, Việt Nam cần phối hợp thật chặt chẽ với phía Mỹ để điều tra, phải bằng mọi giá “rửa oan”cho ngành nhôm Việt. “Không có chuyện đe dọa nào từ phía Mỹ với các quốc gia có nguy cơ bị Trung Quốc lợi dụng để lẩn tránh xuất xứ, nhưng mọi lệnh trừng phạt có thể bất ngờ xảy ra”, ông Vũ Quốc Chinh cảnh báo và khuyên Việt Nam phải uyển chuyển chọn cách đối phó trên tinh thần cầu thị. Với các ngành nghề, rà soát lại toàn bộ việc nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm, sau gỗ, thép là nhôm. Mặt khác, phối hợp chặt chẽ với phía Mỹ để điều tra tới nơi tới chốn vụ này. Coi như là vụ án điểm trong tinh thần kiên quyết chống lẩn tránh xuất xứ của Việt Nam đối với hàng hóa Trung Quốc.

Vì lợi ích của chính mình, người Trung Quốc sẽ bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được lợi ích cao nhất. Việt Nam và Trung Quốc xưa nay vốn hữu hảo, anh em. Tình hữu hảo ví như răng và môi nhưng mỗi khi răng liên tục cắn vào môi thì chúng ta cần phải luôn luôn cảnh giác để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và lợi ích các doanh nghiệp Việt Nam./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc sở KH.CN.MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Cần công khai vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở biển Đông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.