Thứ sáu, 29/03/2024 22:51 (GMT+7)

Cú hích lớn cho Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển

Văn Thuật – Quang Trường -  Thứ năm, 20/06/2019 09:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thành lập 13 tỉnh ở miền Tây thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để cùng liên kết trong phát triển kinh tế xã hội với sự hỗ trợ của TP.HCM.

Phải liên kết vùng để phát triển
Trên đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào chiều 18 - 6 tại Hội nghị đánh giá kết quả hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ - CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại Hội nghị.

Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết qua hai năm thực hiện Nghị quyết 120, chương trình phát triển bền vững ĐBSCL đã thu được một số kết quả quan trọng. Một số cơ chế chính sách đã được rà soát, bổ sung. Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng ĐBSCL đang được Bộ TNMT phối hợp với các bộ, ngành và các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu, xây dựng. Việc quy hoạch thành vùng ĐBSCL sẽ là động lực và gặp nhiều thuận lợi cho khu vực này khi các tỉnh, thành trở thành một chuỗi và liên kết với TP.HCM trong phát triển kinh tế, xã hội.

Nhiều ý kiến cho rằng phát triển nông nghiệp nên chia thành ba vùng dựa trên những biến động của nguồn nước, tính thích nghi về đất đai và nhu cầu của thị trường. Ba vùng gồm vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển. Các vùng này ngoài trồng lúa còn đi kèm việc phát triển ngành thủy sản như phân vùng nuôi trồng thủy sản, nguồn sản lượng mà ĐBSCL chiếm đến 70% sản lượng cả nước.

Với sản lượng hàng hóa xuất đi hàng năm rất lớn như hiện nay, ĐBSCL cần có một cảng nước sâu đủ khả năng tiếp nhận tàu hàng 100.000 hoặc trên 100.000 tấn để giảm bớt chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, giao thông đường thủy vốn là thế mạnh trong vận chuyển hàng hóa nhờ có mạng lưới sông, kênh chằng chịt. Việc làm này kèm theo các cơ chế mở sẽ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ĐBSCL nhiều hơn. Nếu được như vậy, nó sẽ tạo ra việc làm cho người dân địa phương ngày càng nhiều thay vì phải tập trung về các thành phố lớn tìm việc.

Ông Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các Bộ, ngành cùng cho rằng, nên khẩn trương hoàn thiện cơ chế điều phối vùng ĐBSCL, thành lập UB điều phối vùng ĐBSCL nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích phát triển giữa các bên liên quan, giữa các mục tiêu trước mắt và lâu dài. Đồng thời, giúp sự kết nối giữa vùng ĐBSCL với TP.HCM với vùng Đông Nam Bộ sớm phát huy vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho biết Bộ này đang lập quy hoạch vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp đa ngành theo quy định của Luật Quy hoạch. Quy hoạch vùng ĐBSCL mới sẽ tạo ra một khung chiến lược toàn diện cho vùng ĐBSCL, làm cơ sở để triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất cũng như việc khai thác, sử dụng các hiệu quả nguồn lực trên cơ sở phát huy những tiềm năng; lợi thế vùng ĐBSCL trong điều kiện BĐKH, xâm nhập mặn tiến tới phát triển kinh tế bền vững. Kinh phí để thực hiện các chương trình này ở vùng ĐBSCL phát triển bền vững dự kiến khoảng 2 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA.

Toàn cảnh hội nghị.

Tăng cường đầu tư hạ tầng

Ông Nguyễn Thiện Nhân – Bí thư TP.HCM nhìn nhận: ĐBSCL qua hai năm triển khai các chỉ thị từ Nghị quyết 120 đã giúp nền kinh tế vùng này phát triển đầy khả quan. Tuy nhiên, do đô thị trong vùng phát triển nhanh nên cơ sở hạ tầng hiện không đáp ứng được các nhu cầu xã hội. Ông Nhân cho rằng Chính phủ cần trích một khoản khoảng 20% tiền ngân sách của TP.HCM đưa về trung ương như một khoản riêng để đầu tư vào hạ tầng cơ sở cho vùng ĐBSCL. “Muốn thu hút đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài vào vùng này thì phải có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh”. Ông Nhân nhận định.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết đã có kế hoạch nâng cao  những cầu cũ băng qua các tuyến đường thủy huyết mạch, trọng yếu. Ngoài việc xây dựng các trục đường dọc của vùng kết nối với TP.HCM và khu vực miền Đông, Bộ GTVT đã có nhiều dự án nâng cấp mở rộng và xây dựng các tuyến đường ngang kết nối vùng ĐBSCL qua các cửa khẩu Campuchia....

Nhanh chóng xây dựng và đưa vào hoạt động tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ để người dân thuận lợi trong việc di chuyển. “Nếu có đường sắt thì người dân Tiền Giang sáng ở nhà lên TP làm việc rồi chiều về lại nhà ở Tiền Giang để tránh việc tập trung về về TP”. Ông Thể nói.

Các Bộ, ngành cần tiếp tục nỗ lực

Theo đánh giá của Thủ tướng, qua gần hai năm thực hiện Nghị quyết 120, vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn những biến cố do BĐKH gây ra phía trước. Nhiều cơn bão lớn xuất hiện ở VN thời gian qua. Triều cường xuất hiện tại TP.HCM ngày càng cao. Lũ ở ĐBSCL không còn như trước về thời gian. Thủ tướng nói theo báo cáo quốc tế VN là một trong 10 nước bị ảnh hưởng BĐKH nặng nề nhất. Nhiều người dân, nhiều DN chưa nhận thức được các thay đổi của thời tiết do BĐKH gây ra. Theo Thủ tướng, các địa phương cần có sự liên kết, liên kết dọc. Nếu không liên kết vùng thì khó phòng BĐKH và phát triển kinh tế bền vững. Với tư cách qua lại, lợi ích qua lại, Thủ tướng chỉ đạo TP.HCM đi tiên phong và thực thi những điều trong công ước LHQ về ứng phó BĐKH. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế để nắm bắt các kinh nghiệm ứng phó BĐKH.

ĐBSCL  phải biết khai thác thế mạnh các tiềm năng sông nước dù BĐKH có khắc nghiệt. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Từ những thành công qua hai năm thực hiện, Thủ tướng cho rằng cần huy động các chuyên gia đầu ngành, cộng đồng DN, người dân và các bộ ngành để làm quyết liệt những điều chưa làm được theo chỉ đạo từ Nghị quyết 120 và do BĐKH gây ra ở phía trước. Thủ tướng đưa ra phương châm: Chính phủ cung cấp nhân lực, chính sách; DN làm; dân hưởng ứng trong vai trò cộng đồng. Khu vực DN trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, người dân hưởng ứng bằng vai trò cộng đồng. “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Thủ tướng nói.

Bạn đang đọc bài viết Cú hích lớn cho Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới