Thứ ba, 23/04/2024 21:13 (GMT+7)

Đa số đại biểu QH không tán thành tách Luật Giao thông đường bộ

MTĐT -  Thứ ba, 17/11/2020 16:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kết quả xin ý kiến về việc có tách thành hai luật hay không, có 104 đại biểu tán thành, tương đương 21,62%; có 302 ý kiến không tán thành việc tách luật, tương đương 62,7% tổng số đại biểu Quốc hội.

Sáng nay (17/11), Quốc hội bước vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 10. Đáng chú ý, sau những ngày thảo luận tại tổ và hội trường, Quốc hội đã tiến hành xin ý kiến đại biểu về việc tách nội dung đảm bảo trật tự ATGT đường bộ ra khỏi Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) để ban hành luật riêng về đảm bảo trật tự ATGT (Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ) và về đề xuất của Chính phủ trong việc thay đổi thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT về Bộ Công an.

Quốc hội đã có một ngày tranh luận sôi nổi về việc có tách Luật Giao thông đường bộ hay không.

Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn

Sau những ý kiến trái chiều của đại biểu Quốc hội trong cả ngày thảo luận về hai dự án luật được tách từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành là Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm an toàn trật tự giao thông đường bộ, sáng nay (17/11), Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội về một số nội dung của hai luật trên.

Kết quả lấy ý kiến, có 302 phiếu (tương đương 62,7% tổng số đại biểu Quốc hội không đồng ý tách luật; có 104 đại biểu tán thành (tương đương 21,62% tổng số đại biểu Quốc hội) đồng ý tách luật.

Có 321 phiếu (tương đương 66,7% tổng số đại biểu Quốc hội) không đồng ý thay đổi thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX từ Bộ GTVT về Bộ Công an. Có 86 phiếu chọn phương án chuyển (chiếm 17,8% tổng số đại biểu Quốc hội).

Về thời điểm thông qua luật, kể cả tách hay không tách luật, có 251 phiếu (tương đương 52,1% tổng số đại biểu) đồng ý giao Quốc hội khóa mới (kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV). Có 153 đại biểu chọn phương án thông qua tại kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV (tháng 3/2021).

Kết thúc phiên thảo luận hội trường chiều qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết: Việc Chính phủ tách nội dung GTĐB thành 2 luật riêng biệt cần cân nhắc thật kỹ, xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 10. Do đó, vấn đề này, Quốc hội sẽ quyết định.

Liên quan đến quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, đây là vấn đề còn đang có nhiều ý kiến khác nhau, được nhiều đại biểu phát biểu, tranh luận. Việc phân công Bộ nào quản lý phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, đánh giá một cách khách quan, tổng thể trên cơ sở thông tin, số liệu cụ thể, nhất là những vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy, chi phí. Vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội./.

P.T (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Đa số đại biểu QH không tán thành tách Luật Giao thông đường bộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới