Thứ năm, 25/04/2024 16:32 (GMT+7)

'Đổi mới và sáng tạo là phương châm phát triển của Hiệp hội'

MTĐT -  Thứ năm, 28/03/2019 11:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Đổi mới, sáng tạo” có lẽ là phương châm phát triển từng bước vững chắc của các doanh nghiệp chúng ta, thị trường rất rộng lớn, rất đa dạng...

 “Những vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp hội viên, Hiệp hội sẽ đứng ra tổ chức các cuộc đối thoại, trao đổi trực tiếp với các tổ chức có liên quan để có hướng tháo gỡ”, GS. TSKH. Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam nhận định.

GS. TSKH. Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam

 Những năm qua, nhất là nhiệm kỳ 2013–2018, theo GS hoạt động nổi bật nhất của Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam là gì?

 Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội đã động viên được mọi người vượt qua khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Các đô thị, các khu công nghiệp, khu du lịch và vùng nông thôn đều được bảo đảm sạch sẽ. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cơ bản đáp ứng mục tiêu đặt ra. Nhiều đơn vị tích cực đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghề, đổi mới phương thức quản lý…cho nên đã mang lại hiệu quả nhiều mặt nhất là ở các thành phố, các đô thị lớn, các khu du lịch lớn… đời sống người lao động được nâng cao.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội cũng đã cùng với các hội khu vực, các doanh nghiệp đặc thù làm việc nhiều lần và có các kiến nghị cụ thể với các bộ ngành về sự bất cập của hệ thống định mức đơn giá hiện nay cho công tác vệ sinh môi trường đô thị để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hội viên vừa hoàn thành nhiệm vụ vừa có điều kiện phát triển.

Hiệp hội đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khu vực về các chuyên đề có tính thời sự như chuyên đề về công tác cổ phần hóa; chuyên đề về công tác đấu thầu; chuyên đề về công tác định mức đơn giá đối với công tác vệ sinh môi trường; chuyên đề về đổi mới công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn… đã nhận được sự tham gia, đóng góp và hưởng ứng nhiệt tình của các đơn vị hội viên và các lãnh đạo địa phương có quan tâm.

Năm 2018, Hiệp hội cũng đã tiếp xúc và làm việc với một số tổ chức quốc tế, trong đó có Đại sứ Phần Lan và một số đại diện các doanh nghiệp Phần Lan để tìm hiểu công nghệ và khả năng hợp tác áp dụng công nghệ xử lý rác ở Việt Nam…

Trong suốt 24 năm phát triển, nhìn chung, Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực môi trường, đô thị và khu công nghiệp. Đặc biệt là vai trò tư vấn, phản biện nhằm góp phần hoàn thiện nhiều cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến môi trường, xin GS hãy chỉ ra những đóng góp tiêu biểu?

Những vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp hội viên, Hiệp hội đều tìm hiểu, tập hợp các phản ánh từ các doanh nghiệp mọi quy mô ở các vùng miền khác nhau và đứng ra tổ chức các cuộc đối thoại, trao đổi trực tiếp với các tổ chức có liên quan ở các bộ, ngành để có hướng tháo gỡ.

Qua những lần đối thoại như vậy, các tổ chức này hiểu rõ hơn thực trạng và đặc thù của công tác vệ sinh môi trường đô thị và chia sẻ những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt. Từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp hơn.

Cụ thể là trong năm qua chúng ta đã tổ chức nhiều buổi làm việc, trao đổi với Đại diện Bộ Xây dựng về định mức đơn giá cho công tác vệ sinh môi trường đô thị. Bộ đã ghi nhận, có giải thích, có tiếp thu để từng bước điều chỉnh.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng luôn cử lãnh đạo, chuyên gia tham gia các hội nghị, hội thảo ở Trung ương và địa phương có liên quan đến lĩnh vực môi trường để góp tiếng nói tư vấn từ phía những doanh nghiệp hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực này.

Trong những hội nghị này, chúng ta cũng nói nhiều đến khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải ở địa phương do bị cắt giảm chi phí, do tổ chức đấu thầu chưa minh bạch, khách quan, do cạnh tranh không lành mạnh… nhiều địa phương còn nợ tiền doanh nghiệp từ năm này qua năm khác với giá trị lớn. Tuy nhiên sự biến chuyển vẫn chưa được như mong muốn, chúng ta cần tiếp cận theo hướng khác tích cực hơn.

Được biết, khó khăn lớn nhất của các công ty hội viện của Hiệp hội hiện nay là vấn đề lựa chọn công nghệ nào phù hợp trong việc xử lý chất thải rắn, với vai trò là nhà khoa học, Chủ tịch Hiệp hội, Giáo sư có lời khuyên gì đối với các công ty hội viên?

Việc nghiên cứu, tìm tòi, lựa chọn công nghệ xử lý rác thích hợp với điều kiện các vùng miền ở Việt Nam là một công việc không dễ kể cả với các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội.

Khi Nhà nước chủ trương xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường đô thị, có nhiều nhân tố mới nổi lên, một số công nghệ mới được áp dụng vào thực tế và được Nhà nước tạo điều kiện hoàn thiện để áp dụng rộng rãi. Nhưng đến nay việc nhân rộng cũng gặp nhiều trở ngại. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Hiệp hội trong hai nhiệm kỳ vừa qua và hiện vẫn đang “loay hoay”, nhưng cần khẳng định rằng, “phải đoạn tuyệt với chôn lấp”. Trước mắt là ở các đô thị lớn, vùng đồng bằng, ven biển, trong đó có Thủ đô Hà Nội, các đô thị đặc biệt, các khu đô thị lớn, các khu du lịch ven biển…

Nhân dịp Đại hội, Hiệp hội sẽ tổ chức cho một số tổ chức nước ngoài có công nghệ có thể áp dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam đến báo cáo nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho việc đầu tư, áp dụng công nghệ này.

Trong giai đoạn tới, cụ thể là nhiệm kỳ 2018–2023, Hiệp hội cần có những kế hoạch hay chiến lược gì trong lĩnh vực khoa học công nghệ để giúp cho các đơn vị hội viên trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, thưa ông?

Kế hoạch hay chiến lược phát triển sẽ do Đại hội (PV - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V) quyết định. Viện Môi trường đô thị cũng sẽ có định hướng hoạt động nhằm giúp các hội viên nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý sao cho đồng bộ và đạt hiệu quả cao nhất.

 “Đổi mới, sáng tạo” có lẽ là phương châm phát triển từng bước vững chắc của các doanh nghiệp chúng ta, thị trường rất rộng lớn, rất đa dạng, chỉ có đổi mới, sáng tạo mới thích nghi và phát triển được trong điều kiện hiện nay.

Xin trân trọng cảm GS. TSKH. Nguyễn Văn Liên!

“Để đảm bảo thành công và đem lại hiệu quả thiết thực cần có môi trường hoạt động cạnh tranh lành mạnh, cần có sự vào cuộc, tạo điều kiện thuận lợi của các chính quyền đô thị và sự làm ăn không chụp giật, biết “nhìn xa, trông rộng” của các doanh nghiệp”.

  

Bạn đang đọc bài viết 'Đổi mới và sáng tạo là phương châm phát triển của Hiệp hội'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

P.Ngân (Thực hiện)

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.