Thứ sáu, 29/03/2024 16:35 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Nông dân “khóc ròng” khi lúa chín lại đổ bệnh khô bông

MTĐT -  Thứ tư, 10/05/2017 14:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau sự cố môi trường biển, người dân vùng biển - bãi ngang Hà Tĩnh đến lượt người nhiều hộ dân trồng lúa vụ đối mặt với nguy cơ tay trắng khi hàng ngàn héc ta lúa đổ bệnh, khô bông.

Theo người dân trồng lúa trên địa bàn Hà Tĩnh phản ánh, vụ mùa Đông – Xuân 2017 hiện nay trên địa bàn Hà Tĩnh khoảng 20 ngày nữa là đến kỳ thu hoạch, tuy nhiên nhiều diện tích lúa (loại giống lúa Thiên ưu 8 - là loại giống lúa được bà con nông dân mua, một số được cấp miễn phí theo chương trình hỗ trợ vùng bị bão lụt của Trung ương, do công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương, chi nhánh miền Trung cung cấp – PV) nay bị khô từ phần trở bông lên khiến, bông lúa có hạt song bên trong bị lép.

Bà Trần Thị Thoan (trú xã Mỹ Lộc, huyện Lộc) cho biết, đây là vụ lúa đông xuân, được cấy từ tháng 12 âm lịch, số óng này trước khi đem gieo trồng đươc họ mua với một kg giá 23 nghìn đồng. Khi gieo thì hạt nảy mầm đều và phát triển tốt nhưng khi trổ bông cây lúa chết từ dưới phần bông lên và gặp trời trời nắng hoặc nhiệt độ cao thì khô lại. Nhìn ngoài thân cây xanh tốt, nhưng trong ruột lép, hoặc hạt bóc ra bị nát. “Gia đình trồng 8 sào ruộng giống lúa này, phun thuốc phòng ngừa đều đặn, nhưng không hiểu sao trời càng nắng thì lúa càng khô. Lỗ vốn trầm trọng, tôi đành gặt sớm lấy rơm về cho bò ăn…” – bà Thoan ngậm ngùi.

Theo ông ông Nguyễn Công Ty, Trưởng ban nông nghiệp xã Mỹ Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) cho biết, sau khi bà con phản ánh hiện tượng trên, xã đã tới kiểm tra và xác định đây là bệnh đạo ôn cổ bông. Theo ông Ty thông tin, hiện toàn xã Mỹ Lộc trên có 500 hécta lúa thì có hơn 200 hécta bị nhiễm bệnh. Bệnh này đa phần do nấm bám thì phía cổ bông, dẫn tới lúa chết từ dưới phần bông lên, khi trời nắng hoặc nhiệt độ cao thì khô lại, nhìn ngoài thân cây xanh tốt, nhưng trong ruột lép, hoặc hạt bóc ra bị nát. “Đây là nhiễm bệnh, chứ không phải do giống lúa. Có thể bà con bón phân không đều, dẫn tới bị bệnh. Nhiều hộ khác có làm giống này, nhưng chăm sóc tốt thì không bị. Xã đã huy động bà con phun thuốc để đẩy lùi bệnh, với hi vọng còn nước còn tát, vớt vát thêm được phần nào vốn liếng.thời điểm này”.

 

Hầu hết giống lúa Thiên ưu 8 vụ mùa đông xuân của người dân bị nhiễm bệnh, khô bông khi sắp đến vụ thu hoạch khiến người nông dân trắng tay.

Cùng chung hoàn cảnh như những hộ trồng lúa ở xã Mỹ Lộc thì hàng trăm hộ dân trồng lúa vụ mà Đông Xuân năm nay ở các huyện khác trên toàn tỉnh Hà Tĩnh như huyện Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Đức Thọ… cũng trong tình trạng tương tự. Đáng nói, tại các địa phương này, diện tích gieo trồng những giống lúa khác chỉ bị rất nhẹ, hầu như không đáng kể, riêng diện tích trồng giống lúa Thiên ưu 8 thì thiệt hại rất nặng nề.

Ông Phạm Đăng Nhật, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Khi lúa bắt đầu trổ bông, phát hiện sự việc, huyện đã khuyến cáo người dân phun thuốc kịp thời nên đã phần nào giảm thiểu được thiệt hại. Những giống lúa khác cũng bị nhưng nhẹ hơn rất nhiều so với giống lúa Thiên ưu 8. Hiện, huyện đã giao các ngành chuyên môn phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với trung tâm cấp giống, để tìm ra nguyên nhân lúa bị bệnh”.

Nói về nguyên nhân hàng ngàn ha diện tích lúa Thiên ưu 8 bị nhiễm bệnh đạo ôn, người nông dân điêu đứng trước nguy cơ mất trắng vụ mùa đông xuân, ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Hà cho biết, trên toàn huyện, các giống lúa khác cũng bị nhưng rất nhẹ, không đáng kể, chỉ riêng giống lúa Thiên ưu 8 là thiệt hại nặng nề.

Theo ông Sáu, nguyên nhân do giống lúa thì cũng không hoàn toàn đúng, bởi Thiên ưu 8 đã triển khai trồng từ những năm trước và không xảy ra tình trạng như vụ mùa năm nay. Còn nguyên nhân vì thời tiết thì cũng chưa chính xác vì các giống khác không hề bị, nhưng riêng giống Thiên ưu 8 lại nhiễm nặng…

Hiện cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh vẫ chưa thể thống kê được số liệu cụ thể về diện tích lúa và nguyên nhân cụ thể lúa bị nhiễm bệnh khô bông trên địa bàn toàn tỉnh.

Đâu là nguyên nhân khiến hàng ngàn héc ta lúa vụ mùa Đông – Xuân của người nông sắp đến vụ thu hoạch thì đổ bệnh đang là một dấu chấm hỏi. Người nông dân Hà Tĩnh đang đối mặt với bao khó khăn khi vụ mùa sắp đến độ thu hoạch.

Hà Anh

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Nông dân “khóc ròng” khi lúa chín lại đổ bệnh khô bông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.