Thứ sáu, 29/03/2024 18:42 (GMT+7)

Quốc hội sẽ bàn về dự thảo Luật Tố cáo và Luật Cạnh tranh sửa đổi

MTĐT -  Thứ năm, 24/05/2018 06:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 24/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) và Luật Cạnh tranh (sửa đổi).

Đây là hai dự thảo luật sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.

Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận trong phiên họp buổi sáng. 

(Ảnh: Phương Hoa/TTXVN).

Sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi), các đại biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật.

Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này gồm 9 chương, 68 điều. Dự thảo Luật đã được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4; sau đó tiếp tục được thảo luận, cho ý kiến tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận một số vấn đề còn ý kiến khác nhau: Về hình thức tố cáo (Điều 22); thời hiệu tố cáo (Điều 27); quy định rút tố cáo (Điều 33); cấp giải quyết tố cáo cuối cùng (Điều 29, 37); bảo vệ người tố cáo (Chương VI) và một số vấn đề cụ thể khác.

Đối với hình thức tố cáo, hiện nay vẫn có ý kiến đề nghị chỉ quy định hai hình thức tố cáo như Luật hiện hành là tố cáo bằng đơn và tố cáo trực tiếp. 

Tuy nhiên, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị mở rộng hình thức tố cáo để phù hợp với sự phát triển của xã hội, đồng thời ghi nhận các hình thức tố cáo đã được quy định trong các luật khác. Do vậy, dự thảo đang được nghiên cứu để bổ sung hình thức tố cáo qua bản fax, thư điện tử, điện thoại. 

Để bảo đảm tính khả thi của việc mở rộng hình thức tố cáo, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định chặt chẽ hơn về quy trình tiếp nhận tố cáo nhằm ngăn chặn việc lạm dụng các hình thức tố cáo mới được ghi nhận để tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, lợi dụng quyền tố cáo để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Buổi chiều, Quốc hội sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Trên cơ sở báo cáo này, các đại biểu Quốc hội thảo luận các nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật.

Dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 và tại Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Dự thảo Luật đã được giải trình, tiếp thu, chỉnh lý gồm 10 chương và 121 điều. 

Một số nội dung tiếp tục xin ý kiến đại biểu tại Kỳ họp thứ 5 gồm: Phạm vi điều chỉnh (Điều 1); Đối tượng áp dụng (Điều 2); Giải thích từ ngữ (Điều 3); Áp dụng luật này và các luật khác có liên quan (Điều 4); Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh (Điều 6); Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh (Điều 7); Hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước (Điều 8)... và các vấn đề khác.

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Quốc hội sẽ bàn về dự thảo Luật Tố cáo và Luật Cạnh tranh sửa đổi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới