Thứ ba, 16/04/2024 23:40 (GMT+7)

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 17/8/2018

MTĐT -  Thứ sáu, 17/08/2018 10:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 17/8/2018, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất của Hà Nội ngày 17/8.

Hà Nội sẽ sáp nhập hai phòng cảnh sát giao thông

VOV đưa tin, công an TP Hà Nội quyết định sáp nhập Phòng CSGT đường bộ, đường sắt và Phòng CSGT đường thủy thành Phòng CSGT đường bộ - đường thủy. 

Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết trong Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) 6 tháng đầu năm 2018 và triển khai nhiệm vụ công tác trong 6 tháng cuối năm 2018.

Theo thông tin từ Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết trong Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) 6 tháng đầu năm 2018 và triển khai nhiệm vụ công tác trong 6 tháng cuối năm 2018 diễn ra mới đây thì trong tháng 8/2018 sẽ tiến hành sáp nhập xong phòng CSGT đường bộ đường sắt (PC67) và phòng CSGT đường thủy (PC68).

Trong phương án sáp nhập đó thì từ ngày 16 đến 20/8 này sẽ tập hợp các công việc liên quan đến công tác sáp nhật và sẽ triển khai xong trước ngày 31/8/2018.

Trong quá trình rà soát kiện toàn lại bộ máy để sắp xếp bố trí cán bộ cho phù hợp theo Nghị định của Chính phủ và làm thận trọng khách quan, làm đến đâu chắc đến đó và hạn chế đến mức thấp nhất việc xáo trộn ảnh hưởng đến hoạt động cuả các đơn vị quận, huyện.

Hà Nội: Tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT dịp Lễ Quốc khánh và khai giảng năm học mới

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 3772/UBND-ĐT về việc tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian Lễ Quốc khánh 02-9 và khai giảng năm học mới 2018-2019.

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TT, ATGT, các hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông. Ảnh minh họa.

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải, Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và các lực lượng chức năng xây dựng phương án tổ chức giao thông, phân luồng giao thông, điều tiết giao thông hợp lý; bố trí đầy đủ lực lượng, phương tiện, kịp thời khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông đối với các tuyến đường có lưu lượng phương tiện giao thông lớn, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài, đặc biệt là tuyến cửa ngõ ra vào Thành phố; tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm TT, ATGT tại khu vực trường học, không để xảy ra ùn tắc giao thông trong ngày khai giảng;

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TT, ATGT, các hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông, như: Vi phạm về tốc độ, nồng độ cồn; phương tiện chở người vượt quá quy định; tránh, vượt sai quy định; đỗ, dừng sai quy định; không đội mũ bảo hiểm; đi không đúng làn đường; tình trạng “xe dù”, “bến cóc”, phương tiện không đảm bảo tiêu chuân kỹ thuật an toàn; vi phạm ATGT đường thủy nội địa, bến khách ngang sông, bến tàu chở khách du lịch; ngăn chặn tình trạng đua xe trái phép...

Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị của ngành đường sắt, đường thủy thực hiện các giải pháp đảm bảo ATGT tại các đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, trên các tuyến đường giao thông nông thôn, các bến tàu, bến đò, cảng đường thủy trên các tuyến sông; kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn giao thông tại các vị trí nêu trên và phối hợp với các đơn vị quản lý để kịp thời có biện pháp khắc phục; Chủ động thông báo phuơng án phân luồng giao thông cho các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình.

Hà Nội thăng hạng trong danh sách những thành phố đáng sống năm 2018

Theo bảng xếp hạng, Hà Nội, TP.HCM, Abidjan, Belgrade và Tehran là những thành phố đã có những thay đổi tích cực nhất về điều kiện sống trong vòng 5 năm qua.

Bộ phận nghiên cứu Economist Intelligent Unit – (EIU) thuộc tạp chí The Economist vừa công bố danh sách các thành phố đáng sống nhất trên thế giới năm 2018.

Hà Nội là một trong những thành phố đã có những thay đổi tích cực nhất về điều kiện sống. - Ảnh: traveleasy.vn.

Kết quả này dựa trên bảng khảo sát, đánh giá hàng trăm thành phố dựa trên thang điểm 100 với nhiều tiêu chí trong đó có chất lượng cuộc sống, vấn đề tội phạm, cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự ổn định kinh tế và chính trị.

Theo EIU, sự phát triển kinh tế nhanh chóng, cùng với việc ghi điểm cao hơn trong lĩnh vực giải trí nghệ thuật, giáo dục tư nhân và chất lượng đường sá là những yếu tố giúp thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thăng hạng nhanh chóng trong bảng xếp hạng 2018.

Thậm chí, hai đô thị này của Việt Nam còn nằm trong số 5 thành phố có nhiều tiến triển nhất về chất lượng cuộc sống trong 5 năm qua. Cụ thể, năm nay Hà Nội xếp thứ 107 với 59,7 điểm, tăng 5,5%. Trong khi đó, Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 116, với 57,1 điểm, tăng 4,4%.

Xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, từ Hà Nội đi TP.HCM chỉ mất 8 tiếng

Lao động đưa tin, chiều 16/8, Liên danh tư vấn TEDI-TRICC-TEDISOUTH tiếp tục báo cáo với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về tiến độ nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mới tách khỏi đường sắt Quốc gia hiện tại.

Theo đó, đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, hướng bắt đầu từ Hà Nội đến TP. HCM, đi qua 20 tỉnh, thành phố với chiều dài khoảng 1.545km.

Tuyến được tính toán để tránh các khu vực địa hình, địa chất phức tạp, nhạy cảm về môi trường và các tiếp cận các đô thị lớn dọc theo hành lang Bắc - Nam. Dự kiến có 23 ga (trong đó có 5 ga chính) và 5 khu Depot.

Tại cuộc họp, đại diện đơn vị Tư vấn đưa ra kinh nghiệm từ các nước trên thế giới; đề xuất mô hình hiệu quả cho Việt Nam, giải trình làm rõ những nội dung liên quan phương án khai thác trên tuyến.

Đồng thời, so sánh về mặt kinh tế, quy mô đầu tư hạ tầng giữa các kịch bản khai thác riêng tàu khách và khai thác chung tàu khách với tàu hàng; kiến nghị lựa chọn công nghệ và tốc độ chạy tàu; phương án đầu tư, huy động vốn…

Sau khi ghi nhận báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị đơn vị tư vấn tập trung hoàn thiện nội dung Báo cáo đầu kỳ đảm bảo chất lượng để giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý của đại diện các bộ, ngành và các chuyên gia lĩnh vực đường sắt tại cuộc họp báo cáo giữa kỳ ngay trong tháng 8.

Theo kế hoạch dự kiến, Bộ GTVT sẽ báo cáo Chính phủ trong năm 2018 trước khi trình Quốc hội xem xét. Theo chiến lược phát triển đường sắt, từ năm 2020 đến 2030, ngành giao thông sẽ xây dựng hệ thống đường sắt đạt tốc độ chạy tàu 160-200 km/h, đường đôi khổ 1,435 m và nâng cấp hạ tầng để có thể khai thác tàu cao tốc 350 km/h trong tương lai. Đến năm 2050, ngành sẽ hoàn thành đường sắt đôi tốc độ cao khổ 1,435 m trên toàn trục Bắc Nam; sau 2050 sẽ khai thác tàu cao tốc 350 km/h.

Hà Nội: Sẽ xử nghiêm dự án chậm tiến độ

Theo báo cáo giám sát của Hội đồng nhân dân, kết quả giám sát giai đoạn 2012-2017, UBND TP. Hà Nội đã quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 1.914 dự án, với diện tích hơn 4.082 ha.

Đối với các dự án ngoài ngân sách, TP đã chấp thuận triển khai 634 dự án; quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện 698 dự án, tổng diện tích 1.400 ha.

Cũng trong giai đoạn này, TP đã xử phạt vi phạm hành chính 256 nhà đầu tư, 243 tổ chức sử dụng đất, thu hồi 6 dự án và nộp ngân sách hơn 8.162 tỷ đồng.

Mê Linh là một trong những thủ phủ của các dự án hoang

Theo bà Phùng Thị Hồng Hà, Phó Chủ tịch thường trực HĐND TP. Hà Nội, trong giai đoạn từ tháng 10/2012 – 31/3/2018, TP đã ban hành 38 quyết định thu hồi đất với diện tích hơn 990 ha, trong đó có 16 quyết định thu hồi đất đã thực hiện, 22 quyết định thu hồi đất, tổ chức được giao quản lý đất thu hồi đang làm thủ tục nhận bàn giao và thực hiện công tác GPMB.

Liên quan đến thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, thanh tra chuyên ngành và giám sát của HĐND TP, bà Hồng Hà cho biết một số nội dung đã được UBND TP. Hà Nội tập trung thực hiện có kết quả.

Đơn cử như tháng 12/2017, Thường trực HĐND giám sát ba dự án chậm triển khai tại Ba Vì, đến tháng 4/2018, TP đã xem xét chấm dứt hoạt dự án xây dựng khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên.

Một số dự án điển hình gây bức xúc dư luận được khắc phục như công viên hồ điều hoà Nhân Chính (Thanh Xuân); các dự án tại cụm công nghệp Lai Xá (Hoài Đức); khu nhà ở cao cấp Hemisco (công ty CP xây lắp điện máy Hà Tây)…

Bên cạnh đó, qua kiểm tra 215 dự án, trong đó có 61 dự án khắc phục các sai phạm, có 47 dự án của 5 quận, huyện được tái giám sát đã khắc phục, 98 dự án đang triển khai hoặc có vướng mắc được Sở TN-MT theo dõi, đôn đốc.

Tuy nhiên, số liệu về các dự án có dấu hiệu vi phạm có sự chênh lệch nhau. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, còn 161 dự án có dấu hiệu vi phạm (chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai) trong giai đoạn 2012-2017; Sở Xây dựng báo cáo có 119 dự án nhà ở chậm quá 24 tháng; Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) báo cáo có trên 115 dự án; Sở Quy hoạch kiến trúc (QHKT) cáo cáo có 161 dự án; 30 quận, huyện, thị xã báo cáo có 383 dự án chậm đưa đất vào sử dụng, để hoang hoá.

Nói về số liệu chênh lệch này, Phó Chủ tịch HĐND cho rằng do một số đơn vị lúng túng, báo cáo không đầy đủ, không đạt yêu cầu. "Trách nhiệm chính thuộc về Sở TN&MT đối với nhóm được giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất chậm 12 tháng, trách nhiệm của Sở KH&ĐT đối với nhóm dự án chậm 24 tháng theo tiến độ được phê duyệt, và Sở QH&KT đối với nhóm chậm do nguyên nhân điều chỉnh quy hoạch", bà Hồng nhấn mạnh.

Kiến nghị các giải pháp xử lý, theo bà Hồng Hà, UBND TP. cần chỉ đạo các Sở, ngành theo chức trách, nhiệm vụ của mình tổng hợp các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn.

Đặc biệt là chỉ đạo thu hồi 38 dự án đã có quyết định thu hồi nhưng chưa triển khai. Thanh tra, kiểm tra lại 383 dự án do các quận huyện báo cáo, 161 dự án do Sở TN&MT cung cấp, 89 dự án còn tồn tại theo kiến nghị của Đoàn giám sát từ 2012.

Bạn đang đọc bài viết Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 17/8/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.