Thứ sáu, 29/03/2024 17:20 (GMT+7)

Tp.HCM: Cải cách hành chính là mục tiêu chiến lược

MTĐT -  Thứ năm, 15/10/2020 08:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tp.HCM đã có Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2012 ban hành Chương trình CCHC trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2020.

Thành ủy Thành phố đã ban hành 02 Chương trình hành động[1] lãnh đạo về công tác CCHC, Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết[2] về chương trình CCHC, nâng cao sự hài lòng của người dân và tổ chức về dịch vụ hành chính công trên địa bàn Thành phố, Thành phố đã ban hành 04 Quyết định[3] triển khai cụ thể hóa các giai đoạn triển khai thực hiện theo Chương trình tổng thể và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố đề ra. Nội dung chương trình có nhiều mục tiêu mang tính thí điểm, đột phá có ý nghĩa thực tiễn, đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, hướng trọng tâm về cơ sở và những lĩnh vực mà công dân và doanh nghiệp có nhiều bức xúc.

Đến nay, công tác CCHC của Thành phố đã đạt được những kết quả tốt, có đổi mới và ngày càng tiến bộ. Hầu hết các cấp ủy đảng, thủ trưởng các ngành, các cấp đều nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa, vai trò nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác CCHC, xem CCHC là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để phục vụ nhân dân tốt hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

I-Những kết quả tích cực đã đạt được về cải cách hành chính trong giai đoạn 2011 - 2020


-Hoạt động chỉ đạo điều hành về CCHC đã đi vào nề nếp và đạt được một số kết quả như: (1) Chủ tịch UBND thành phố đã đề nghị Hội đồng nhân dân Thành phố tổ chức kỳ họp bất thường về CCHC “Nâng cao sự hài lòng của người dân và tổ chức về dịch vụ hành chính công trên địa bàn Thành phố”, Hội đồng nhân dân thành phố tán thành và thông qua báo cáo của UBND Thành phố về kết quả thực hiện chương trình CCHC giai đoạn 2011-2017 và nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2018-2020, ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 15 tháng 3 năm 2018; (2) UBND thành phố và UBMTTQ VN Thành phố ký kết Chương trình phối hợp giám sát tinh thần trách nhiệm, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân và khảo sát sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2017 - 2020; (3) thành lập Tổ công tác về đầu tư do Chủ tịch UBND Thành phố làm Tổ trưởng; (4) Phát động phong trào thi đua về Chủ đề CCHC; (5) Khảo sát và nhân rộng các mô hình, giải pháp về công tác CCHC…Đặc biệt là triển khai thành công thực hiện thí điểm về cơ chế đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 54/NQ-QH14 của Quốc hội.

- Công tác cải cách TTHC gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự đột phá trong hoàn thiện CSDL, chuẩn hóa quy trình thủ tục, minh bạch, công khai thông tin TTHC. Cụ thể như: công bố, công khai TTHC; rà soát, đơn giản hóa TTHC; xây dựng quy trình nội bộ giải quyết TTHC tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC; triển khai xây dựng Cổng Dịch vụ công thành phố, hệ thống thông tin một cửa điện tử gắn với đánh giá hài lòng việc giải quyết TTHC, kết nối, tích hợp dịch vụ công trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia, triển khai xây dựng phòng họp không giấy. Nhiều giải pháp, mô hình hiệu quả, sáng kiến rút ngắn thời gian giải quyết, đơn giản hóa thành phần hồ sơ, tiết kiệm chi phí tuân thủ TTHC trong nhiều lĩnh vực: đầu tư, đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh... Cách thức thực hiện thủ tục được đa dạng hóa để người dân, doanh nghiệp lựa chọn: nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích, qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

- Việc kiện toàn bộ máy chính quyền, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Hệ thống chính quyền cơ sở từng bước được củng cố và hoàn thiện, thể hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và bảo đảm ổn định an ninh chính trị.

- Về cơ bản đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thành phố có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân, đáp ứng được yêu cầu phát triển Thành phố. 100% các cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.

- Việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước đã giúp các đơn vị, địa phương chủ động điều hành công việc, nhiệm vụ được giao, nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí ngân sách, từng bước tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí ngân sách giao, tích cực khai thác nguồn thu, đáp ứng nhiệm vụ chính trị cũng như cung cấp các loại hình dịch vụ theo nhu cầu của xã hội, nâng cao ý thức chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả.

- Công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ CCHC được UBND Thành phố tập trung chỉ đạo như một nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Hàng năm, ngân sách thành phố đều bố trí để thực hiện cho việc xây dựng và duy trì các ứng dụng CNTT của Thành phố. Các cơ quan, đơn vị đã chủ động triển khai hiệu quả các phần mềm ứng dụng chuyên ngành phục vụ công tác quản lý; triển khai phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc và triển khai thực hiện gửi thư mời qua tin nhắn, hộp thư điện tử giúp việc trao đổi văn bản được nhanh chóng, thuận lợi và tiết kiệm; triển khai hệ thống Một cửa điện tử tại đơn vị kết nối với hệ thống Một của điện tử thành phố; triển khai và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho cá nhân, tổ chức; triển khai Hệ thống đánh giá sự hài lòng của Thành phố; phối hợp với Bưu điện Thành phố triển khai nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo Quyết định 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Thành phố quyết tâm triển khai Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành Thành phố thông minh và ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử là một điểm nổi bật trong việc tham mưu triển khai ứng dụng CNTT tại Thành phố. Kiến trúc Chính quyền điện tử Thành phố Hồ Chí Minh là một kế hoạch tổng thể giúp định hướng triển khai một cách thống nhất và đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của Thành phố, đáp ứng các mục tiêu chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh phát triển thành một đô thị thông minh, giải quyết căn cơ những hạn chế triển khai ứng dụng CNTT của Thành phố trong những năm qua như không đồng bộ, liên thông và chia sẻ kết nối dữ liệu.

- Mở rộng lĩnh vực áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 từ phiên bản 2000 đến 2015 tại các sở - ban, ngành, quận - huyện đến phường - xã, thị trấn đã cải tiến lề lối làm việc và giúp lãnh đạo đơn vị, địa phương kiểm soát được quy trình chất lượng, thời gian giải quyết công việc.

II-Đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cải cách hành chính của Thành phố giai đoạn 2021-2030


Căn cứ vào kết quả tổng kết Chương trình tổng thể giai đoạn 2011 - 2020; từ yêu cầu CCHC và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Thành phố đề xuất mục tiêu và những nội dung, nhiệm vụ CCHC trọng tâm cần thiết phải triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030, tập trung những nội dung sau:

1.Về cải cách thể chế


- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố đáp ứng yêu cầu của công tác cải cách thể chế, gắn với công tác kiểm soát TTHC, kiểm tra VBQPPL và theo dõi thi hành pháp luật.

- Tiếp tục tăng cường công tác xây dựng thể chế nhằm triển khai có hiệu quả các nội dung, đề án thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội.

2.Về cải cách thủ tục hành chính


- Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính trong công tác cải cách TTHC; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng giải quyết TTHC.

- Triển khai hệ thống Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử Thành phố tập trung gắn với đánh giá việc giải quyết TTHC theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.

- Thực hiện nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân, tổ chức tham gia dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;

- Thực hiện nghiêm quy định về thư xin lỗi trong trường hợp hồ sơ trễ hạn; tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định về xin lỗi, cán bộ công chức viên chức thiếu ý thức phục vụ người dân, tổ chức khi đến giao dịch, có hành vi nhũng nhiễu, yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần không đúng quy định, giải quyết hồ sơ trễ hạn nhiều lần không có lý do chính đáng, xử lý trách nhiệm người đứng đầu.

3.Về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước


- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW nhất là khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, Nghị định số 37/2014/NĐ-CP.

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ quan hành chính khác thuộc UBND Thành phố ngày càng tinh gọn, phù hợp với quy định và hoạt động có hiệu quả.

- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về giảm tỷ lệ 10% số lượng đơn vị sự nghiệp và 10% số lượng người làm việc. Phấn đấu chuyển 10% các đơn vị sự nghiệp khác tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên đủ điều kiện chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.

4.Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức


- Tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ, công chức, viên chức

- Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức

- Về cải cách công vụ công chức, đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức

- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức

Về tài chính công
- Về cải cách tiền lương; Về an sinh xã hội ;Về đẩy mạnh xã hội hóa.

- Về thực hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

5.Về hiện đại hóa hành chính


- Tập trung thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.

- Tiếp tục triển khai Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2025”.

- Ứng dụng Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam ISO 9001 vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Theo Lê Thị Ngọc Hậu – Văn phòng UBND Tp.HCM

[1] Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 16/3/2011 của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình CCHC gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị giai đoạn 2011 - 2015; Chương trình hành động số 18-CtrHĐ/TU ngày 31/10/2016 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X Chương trình CCHC giai đoạn 2016-2020.

[2] Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Thành phố.

[3] Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011, Quyết định số 6119/QĐ-UBND 22/11/2016, Quyết định số 2421/QĐ-UBND ngày 06/6/2018 và Quyết định số 5334/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2018.

Bạn đang đọc bài viết Tp.HCM: Cải cách hành chính là mục tiêu chiến lược. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.