Thứ sáu, 29/03/2024 20:17 (GMT+7)

VEPR Việt Nam cần xem xét lại cách thức tăng trưởng

MTĐT -  Thứ năm, 13/07/2017 09:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý II/2017 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vừa công bố cho biết, trong bối cảnh phục hồi của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam trong Quý II đã có những dấu hiệu hồi phục tích cực, với mức tăng trưởng 6,17%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước (5,78%). Tính chung 6 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế đạt 5,73%, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2016.

Chính phủ đã quyết tâm rất cao

Dù một số nền kinh tế lớn đang trên đàphục hồi, khuynh hướng bảo hộ thương mạicủa một số quốc gia, lộ trình tăng lãi suất của Fed, những bất định từ tiến trình Brexittại châu Âu và dấu hiệu giảm tốc của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Năm 2017 có đặc điểm khác biệt là ngay từ đầu năm Chính phủ đã quyết tâm rất cao trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng do Quốc hội đề ra là 6,7%, bất chấp nhiều cảnh báo đó là mức kém khả thi. Các biện pháp nêu ra để đạt mục tiêu tăng trưởng mang tính kế hoạch hóa cao, chi tiết đến từng bộ ngành (Chỉ thị 24/CT-TTg, 2/6/2017). Đặc biệt, ngành dầu khí được chỉ thị tăng cường sản lượng khai thác để tăng mức đóng góp vào GDP.

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây là thời điểm Việt Nam cần xem xét lại cách thức tăng trưởng vì bối cảnh hội nhập đang thay đổi. Các tư duy ngắn hạn, mang tính đối phó với sự suy giảm tăng trưởng như nỗ lực tăng thêm vốn, đẩy nhanh giải ngân các công trình công, hoặc tăng sản lượng khai thác dầu thô,… có thể vừa không khả thi, vừa xóa nhòa những quyết tâm cải cách. Bên cạnh đó, tăng trưởng của khu vực sản xuất và hoạt động thương mại vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động của một số ít các doanh nghiệp FDI lớn.

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tăng đáng kể cùng với sự suy giảm trong quy mô lao động hoạt động cho thấy khu vực kinh tế trong nước đang ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt trong việc cạnh tranh với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Chất lượng tăng trưởng có phản ánh thực lực nền kinh tế?

Báo cáo đặt vấn đề là đã đến lúc nên đặt câu hỏi về chất lượng tăng trưởng một cách rất thựctế, là mức tăng trưởng chung, dù cao, có phản ánh thực lực của nền kinh tế hay không?. Về lạm phát, với mức giá giảm xuống thấp như trong Quý 2, nhóm tác giả VEPR cho rằng Chính phủ có nhiều không gian hơn để điều hành chính sách tiền tệ và các chính sách liên quan như điều chỉnh giá các dịch vụ công thiết yếu, cũng như nới rộng chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng nhằm kích thích kinh tế.

Đối với chi ngân sách, thực trạng chậm giải ngân nguồn vốn đầu tư phát triển đã ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng, thị trường việc làm cũng như hiệu quả sử dụng vốn. Việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ cấp thiết và cũng đã được đề cập cụ thể trong chỉ đạo của Chính phủtrong phiên họp chiều ngày 4/7 vừa qua.

Trong khi đó, chi thường xuyên không những không giảm đi mà thậm chí còn tăngvới tốc độ cao hơn so với các năm trước, dẫntới sự gia tăng không ngừng của chi ngânsách cho trả nợ cả gốc và lãi.

Những khuyến nghị

Báo cáo đã đưa ra khuyến nghị là Chính phủ cần thực hiện quyết liệt các biện pháp thắt chặt chi thường xuyênnhư chính sách tinh giảm biên chế, thoái vốn khỏi các DNNN cũng như nâng cao hiệu quả chi phí quản trị nhà nước. Đồng thời, để giảm sức ép đối với ngân sách và tránh lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài, việc thực hiện các biện pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư tư nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực này là yếu tố sống còn. Tuy nhiên, cần rất cảnh giác với hiện tượng là nhiều thay đổi chính sách đang tạo ra nhiều giấy phép con mới, hoặc đưa ra nhiều điều kiện mới, gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp.

Trên thị trường tài chính, tín dụng tăng trưởng ở mức cao đưa tỷ lệ tín dụng/GDPcủa Việt Nam cao hơn so với các quốc gia trong khu vực và xấp xỉ giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2009. Đây là một thực tế cần theo dõi chặt chẽ, vì nó hàm chứa nhiều rủi ro trên thị trường vốn. Nếu vốn ngân sáchđược đẩy mạnh giải ngân vào cuối năm, cóthể gây sức ép mới về thanh khoản và lãi suất.

Để bình ổn, NHNN có thể phải bổ sung lượng phương tiện thanh toán về cuối năm. Điều này, trong bối cảnh tín dụng đang tăng trưởng cao hơn tiền gửi, có thể dẫn tới khảnăng lạm phát cao hơn trong năm 2018.

Cần nhất quán

“Chúng tôi lưu ý về khả năng những rủi rolớn có thể xuất hiện trên thị trường tài chính(bất động sản, chứng khoán) khi tín dụng đang tăng nhanh một cách bất thường, dẫn tới những thay đổi không đồng đều trên các thị trường này (thị trường chứng khoán tăng nhanh, trong khi thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại). Điều hành chính sách của Chính phủ cũng cần nhất quán với môi trường đang biến đổi của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, trong đó nhiều chính sách cần được thay đổi cho phù hợp với các điều kiện kinh doanh mới.

Hợp đồng điện tử Uber/Grab đang là một liều thuốc thử bản lĩnh của các nhà điều hành

Cụ thể, cuộc tranh luận chính sách mạnh mẽ hiện nay giữa taxi truyền thống và xe hợp đồng điện tử Uber/Grab đang là một liều thuốc thử bản lĩnh của các nhà điều hành. Chính phủ cần nhất quán và xác quyết trong việc mở lối cho công nghệ mới tại Việt Nam, chứ không thể để các thể chế hay loại hình kinh doanh cũ kéo lùi sự phát triển chung”.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, khuyến nghị.

M.Trí – N.Thịnh (lược ghi)

Bạn đang đọc bài viết VEPR Việt Nam cần xem xét lại cách thức tăng trưởng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới