Thứ năm, 25/04/2024 19:49 (GMT+7)

Xả lũ ngập nhà dân rồi bảo 'đúng quy trình'

MTĐT -  Thứ ba, 18/04/2017 09:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Không thể để tình trạng xả lũ, ngập dân vùng hạ lưu, rồi trả lời là đúng quy trình. Quy trình đó là sai, không thể chấp nhận được..”- Thủ tướng nói

Cần trạm quan trắc xả lũ từ Trung Quốc

Là địa phương miền núi chịu tác động lớn thiên tai, ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch tỉnh Lào Cai cho biết, ở Lào Cai, ngay từ đầu năm có rét đậm, rét hại có lúc âm 5 độ C, mưa tuyết, rồi nắng nóng cục bộ, đến lũ ống, lũ quét.

Tuy nhiên, theo ông Thể, thông tin dự báo, cảnh báo đến người dân còn rất thiếu. “Ở đồng bằng nước có thể dâng từ từ, nhưng ở vùng cao, mưa lớn, nước chỉ ập cái là trở tay không kịp. Đồng bào chỉ dựa vào kinh nghiệm để phòng chống, chứ thông tin, thiết bị dự báo chưa có gì”.

“Vùng cao, nơi rừng xanh, núi đỏ như thế, biết đầu nguồn thế nào. Đặc biệt, Lào Cai là nơi sông Hồng “chảy vào đất Việt”, thượng nguồn có nhiều nhà máy thủy điện của Trung Quốc... Họ cứ thấy mưa lũ là họ xả, nếu không có thông tin thì rất khó cho Việt Nam để phòng chống lũ. Vì thế, cũng cần lắp thiết bị cảnh báo xả lũ từ Trung Quốc. Hiện chúng tôi đang làm việc và quan hệ tốt với tỉnh Vân Nam để có thông tin xả lũ”- ông Thể nói.

Còn tại Bình Định, năm 2016 là năm thiên tai gây thiệt hại lớn nhất từ trước tới nay, đặc biệt là 5 trận ngập lụt từ tháng 10-12, thiệt hại tới 2.400 tỷ đồng. Để chủ động PCTT, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch tỉnh Bình Định đề nghị Bộ NN&PTNT cần triển khai mạnh hơn, có kinh phí đảm bảo để hướng dẫn tuyên truyền cho người dân chủ động phòng chống.

Ông Châu cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí lắp đặt các thiết bị quan trắc đo lượng mưa tại địa bàn, kinh phí sửa chữa các hồ chứa nước để đảm bảo an toàn trước mùa mưa lũ. Đồng thời, hỗ trợ các tỉnh ven biển miền Trung các tàu thuyền cứu hộ cứu nạn, do số lượng hiện nay rất ít”.

Xử lý nghiêm nạn cát tặc

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, năm 2016 là năm đặc biệt về thiên tai và nhân tai. Thiên tai đã gây thiệt hại nặng nề về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế, làm 264 người chết, bị thương gần 1.000 người, thiệt hại gần 2 tỷ USD.

Đánh giá cao công tác PCTT, tìm kiếm cứu nạn thời gian qua, nhưng Thủ tướng yêu cầu phải nhìn thẳng vào tồn tại, hạn chế, yếu kém để khắc phục. Theo Thủ tướng, có câu “thủy hỏa đạo tặc”, tức coi việc lũ lụt, cháy nổ là đe dọa hàng đầu. Nhiều nơi chưa nhận thức tốt, nên sinh bệnh chủ quan trong chỉ đạo, điều hành và khi chủ quan thì gây thiệt hại lớn.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ ra, một số công trình thủy điện, giao thông, khu dân cư... khi đầu tư  xây dựng, lập quy hoạch chưa đánh giá về rủi ro thiên tai. Nhiều công trình giao thông gây cản lũ, “lũ lớn, mà cống thoát nhỏ thì sao thoát được”.

“Hồ chứa nước, bên cạnh phục vụ thủy điện, thủy lợi, thì phải phục vụ cho chống lũ, chống hạn. Không thể để tình trạng xả lũ, tăng ngập cho dân vùng hạ lưu, rồi trả lời là đúng quy trình. Quy trình đó là sai, không thể chấp nhận được. Xây hồ chứa nước, nhưng khi hạn, hồ cạn kiệt, không có nước cho chống hạn, như vậy là quy trình điều tiết hồ ra sao?”- Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng chỉ ra những bất cập trong quy hoạch, khi nhiều thành phố ngay cạnh biển, nhưng không thoát được lũ ra biển. “Hay quỹ phòng chống thiên tai do cấp xã, phường thu, nhưng lại nộp hết cho cấp tỉnh, thành phố; sau đó, phường xã lại xin như thời bao cấp. Như vậy là cơ chế xin cho, trong khi xã rất cần vì nhiều việc cấp bách, sao không giao quyền chủ động cho cấp xã chỗ này”- Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng đặc biệt lưu ý, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều, PCTT còn khá phổ biến, chậm khắc phục, cần xử lý nghiêm. “Đó là nạn cát tặc, khai thác trái phép trên các dòng sông, lấn chiếm lòng, bờ sông, kênh rạch... làm sạt lở đê, kè, cản trở, suy giảm khả năng thoát lũ - Thủ tướng nói.

Theo Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, năm 2016, thiên tai đã làm 264 người chết, mất tích; trên 5.430 nhà bị đổ, sập, trôi; gần 365.000 nhà bị ngập, hư hại với ước tính thiệt hại khoảng 39.726 tỷ đồng. Dự báo, năm 2017, có 13-15 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Bạn đang đọc bài viết Xả lũ ngập nhà dân rồi bảo 'đúng quy trình'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng