Thứ sáu, 26/04/2024 02:57 (GMT+7)

Thu gom rác tại TP. Tuyên Quang trong những ngày dịch "căng"

MTĐT -  Thứ hai, 14/03/2022 16:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 tại TP.Tuyên Quang diễn ra phức tạp. Cty CP Dịch vụ Môi trường và Quản lý Đô thị Tuyên Quang đã có những giải pháp linh hoạt để vừa hoàn thành thu gom rác cộng đồng vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang có nhiều diễn biến phức tạp. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhẹ, không có triệu chứng được điều trị tại nhà tăng.

Nhằm đảm bảo việc thực hiện thu gom rác thải, đặc biệt là rác thải tại các hộ gia đình đang thực hiện cách ly phòng, chống dịch, Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường và Quản lý Đô thị Tuyên Quang đã có những giải pháp linh hoạt đảm bảo thực hiện nghiêm theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố để vừa hoàn thành thu gom rác ngoài cộng đồng, vừa phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.

Như thường lệ, một ngày 2 lần sáng và chiều, chị Nguyễn Thị Nhung, công nhân Đội thu gom rác thải Công ty Cổ phần dịch vụ Môi trường và Quản lý đô thị Tuyên Quang đều mặc bảo hộ, mang khẩu trang 2 lớp kín mặt, kèm bình xịt khuẩn thực hiện thu gom rác thải tại tuyến đường Quang Trung, phường Phan Thiết. Theo chị Nhung, Trong bối cảnh dịch bệnh, điều kiện làm việc của người lao động rất áp lực, các hộ gia đình có F0 đang tự cách ly, điều trị tại nhà tăng. Khẩu trang y tế, kit test nhanh Covid-19, găng tay, đồ bảo hộ...trộn lẫn với rác thải sinh hoạt hằng ngày tiềm ẩn nguy cơ phát tán dịch bệnh.

tm-img-alt
Chị Nguyễn Thị Nhung công nhân Đội thu gom rác thải Công ty Cổ phần dịch vụ Môi trường và Quản lý đô thị Tuyên Quang đang thực hiện phun khử trùng rác trước khi thu gom

Trước đây, những lúc làm việc mệt là có thể tháo khẩu trang ra, uống ngụm nước ở đâu cũng được, nhưng giờ thì khác, muốn uống nước các anh chị em công nhân phải rửa tay sát khuẩn rồi mới dám gỡ khẩu trang ra uống nước và luôn thực hiện theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Dù lo lắng về dịch bệnh, nhưng được lãnh đạo Công ty quan tâm trang bị bổ sung cho anh chị em công nhân lao động nước rửa tay khử khuẩn, khẩu trang…bản thân chị cảm thấy an tâm hơn.

Trong thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày thành phố Tuyên Quang ghi nhận trên 1.000 ca mắc Covid-19, trong đó phần lớn cách ly, điều trị tại nhà. Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm do rác thải từ các hộ dân có F1, F0 theo đúng quy định, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã có văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và giám sát việc phải khai báo y tế của các trường hợp F1, F0 tại nhà kịp thời để đảm bảo việc tiếp cận thu gom chất thải lây nhiễm theo đúng quy định.

Anh Nguyễn Quang Minh, Công ty Cổ phần Dịch vụ môi trường và Quản lý đô thị Tuyên Quang cho biết, mỗi ngày với lượng rác trung bình trên 100 tấn, công ty huy động trên 200 công nhân để thu gom, vận chuyển rác trên tất cả các tuyến đường của thành phố. Một trong những việc khó khăn nhất hiện nay là công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt của người nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà. Người dân vẫn chưa có ý thức quản lý, phân loại chất thải y tế cũng như rác thải sinh hoạt.

Nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân và người lao động, Công ty đã khuyến cáo, nhắc nhở người lao động khi làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác thải thực hiện các biện pháp bảo vệ, mặc bảo hộ lao động, sát khuẩn thường xuyên, tự bảo vệ mình để hạn chế dịch bệnh phát sinh. Đồng thời tăng cường vệ sinh, phun xịt khử trùng hàng ngày các thùng rác và xe chuyên dùng thực hiện thu gom rác. Đây cũng là một giải pháp ngăn ngừa, đẩy lùi dịch bệnh, bởi rác thải bất cứ lúc nào cũng có thể là nguồn trung gian lây bệnh.

tm-img-alt
Rác sau khi được thu gom được chuyển đến khu tập kết xử lỹ rác theo quy định    

Mặc dù lo lắng về dịch bệnh, song do đặc thù công việc, những công nhân của Công ty Cổ phần dịch vụ Môi trường và Quản lý Đô thị Tuyên Quang vẫn phải vượt lên nỗi sợ hãi để thực hiện nhiệm vụ hằng ngày. Bất kể trời nắng hay mưa, các công nhân vệ sinh vẫn phải bám sát địa bàn, âm thầm quét dọn vệ sinh, thu gom rác thải… giữ gìn vệ sinh môi trường xanh - sạch -đẹp trong mùa dịch. Vì vậy, để cùng chia sẻ những nhọc nhằn, vất vả với những công nhân vệ sinh môi trường, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trong việc thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường chung, thực hiện phân loại rác, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thu gom rác tại TP. Tuyên Quang trong những ngày dịch "căng". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Người công nhân thầm lặng
Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.
Gác tấm bằng đại học đi làm công nhân môi trường
Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.