Thứ năm, 25/04/2024 18:04 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng

Song Lam -  Chủ nhật, 12/02/2023 10:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hội nghị có chủ đề “Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững”. Khoảng 900 đại biểu đã tham dự Hội nghị và là Hội nghị cuối cùng có quy mô lớn nhất trong 6 Hội nghị vùng triển khai trong thời gian qua.

Sáng 12/2, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng với chủ đề "Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững".

tm-img-alt
Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ vùng Đồng bằng sông Hồng. Nguồn: VGP.

Cùng tham dự và chủ trì hội nghị có: Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký. Dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trong vùng, các hiệp hội doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hội nghị là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của Vùng Đồng bằng sông Hồng, mở ra cơ hội mới đột phá cho vùng đất là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng và là trung tâm chính trị, kinh tế, đi đầu cả nước về văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số,… dẫn dắt nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

Phát biểu công bố Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 8-2-2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, ngày 23-11-2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW. Để nghị quyết của Bộ Chính trị đi vào cuộc sống, ngày 8-2-2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-CP về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị trên cơ sở bám sát các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Nghị quyết số 30-NQ/TW với mục tiêu xây dựng và phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao. Tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại mở rộng, hội nhập quốc tế hiệu quả. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, dẫn đầu cả nước. Xây dựng Thủ đô Hà Nội “văn hiến-văn minh-hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Và tầm nhìn đến năm 2045, Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, thông minh. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới, thông minh, xanh, bền vững. Người dân có thu nhập cao, cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc. Các tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Chương trình hành động của Chính phủ đã cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ, giải pháp thiết thực gắn với kế hoạch tổ chức thực hiện theo lộ trình cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu của nghị quyết. Đây là căn cứ để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Vùng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của từng bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu đạt được cao nhất các mục tiêu đã đề ra.

Chương trình hành động của Chính phủ xác định 21 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường phấn đấu đạt đến năm 2030, trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng như: Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 9%; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 7%; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm khoảng 1,5%/năm; đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ/vạn dân; giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính…

Bên cạnh đó, Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng Đồng bằng sông Hồng để giúp vùng phát triển đột phá, gồm: Các dự án xây dựng đường cao tốc, đường sắt, đường thủy có tính kết nối vùng, các dự án nâng cấp các cảng hàng không, đầu tư xây dựng mới cảng biển trong vùng; đồng thời đã phân công cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện với lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể.

Tại hội nghị, các đại biểu đã có những bài tham luận định hướng phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, hội nghị chứng kiến lễ công bố và trao quyết định 2 quy hoạch cho tỉnh Quảng Ninh; Lễ công bố Thỏa thuận hợp tác/Thư bày tỏ quan tâm tài trợ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đối tác phát triển; Lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư, Biên bản ghi nhớ của các tỉnh và các doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài nước.

tm-img-alt
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm ảnh nghệ thuật và gian hàng trưng bày các sản phẩm vùng Đồng bằng sông Hồng.

Trước đó cũng trong sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các ban, bộ ngành địa phương đã cắt băng khai mạc triển lãm ảnh, quảng bá hình ảnh, vùng đất văn hóa, con người vùng đồng bằng Sông Hồng.

Triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Vùng đồng bằng sông Hồng: Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững” và gian hàng trưng bày sản vật đặc trưng, sản phẩm công nghiệp và tư liệu xúc tiến đầu tư của các địa phương vùng đồng bằng Sông Hồng là một hoạt động ý nghĩa trong khuôn khổ Hội nghị công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ ngành, địa phương tổ chức tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Triển lãm quy tụ 11 gian trưng bày ảnh nghệ thuật đại diện cho vẻ đẹp của vùng đất, con người và sự thay đổi bứt phá của 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Sông Hồng, có ý nghĩa lớn trong việc lan tỏa tình yêu đất nước, con người, mối liên kết và sự phát triển của các địa phương.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.