Thứ sáu, 19/04/2024 15:53 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và chúc Tết ngành ngân hàng

Bình Minh -  Thứ tư, 09/02/2022 09:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 8-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, động viên đội ngũ cán bộ, người lao động Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngành ngân hàng.

tm-img-alt
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và chúc Tết ngành Ngân hàng. Ảnh: Tư liệu

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm qua, ngành Ngân hàng đạt nhiều thành tích nổi bật. Trong đó, ngành Ngân hàng có vai trò quan trọng, then chốt trong việc ổn định vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa; giảm mặt bằng lãi suất, triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh hết sức phức tạp; giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối.

Bên cạnh đó, ngay khi dịch bệnh bùng phát ở nước ta, ngành Ngân hàng đã đi đầu ban hành, triển khai chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, ngành Ngân hàng cũng là ngành đi đầu trong việc hỗ trợ phòng, chống dịch với số tiền hỗ trợ hàng nghìn tỷ đồng, hỗ trợ trang thiết bị y tế, lương thực, thực phẩm cho bà con vùng dịch bằng cả tấm lòng và sự chia sẻ sâu sắc.

Thủ tướng cũng chỉ rõ, trong năm qua, ngành Ngân hàng tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, đặc biệt chủ động nắm bắt xu thế, dự báo để ban hành những chính sách phù hợp; rà soát những vấn đề còn bất cập và có sự điều chỉnh kịp thời; đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số và mang lại tiện ích cho người dân, doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp nhưng ngành Ngân hàng đã có kịch bản và phương án xử lý nợ xấu hiệu quả, trong đó có phương án trích lập dự phòng rủi ro chủ động để đảm bảo an toàn hoạt động do tác động của nợ xấu tăng lên.

Ngành Ngân hàng đã chú trọng xử lý quyết liệt, mạnh mẽ hơn đối với các tổ chức tín dụng yếu kém, phấn đấu trong thời gian tới xử lý được 2 tổ chức tín dụng yếu kém. Đây là việc phức tạp, đòi hỏi quyết tâm cao, nỗ lực lớn và việc xử lý phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ người gửi tiền và ổn định hệ thống.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ngành, linh hoạt, khéo léo xử lý các vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế của ngành Ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín môi trường đầu tư và vị thế quốc gia. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý phù hợp, góp phần quan trọng giúp Việt Nam không bị áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại và ra khỏi danh sách các nền kinh tế thao túng tiền tệ, tạo môi trường đầu tư ổn định, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

“Để đạt được những kết quả trên là do nhiều yếu tố, trong đó có tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng của hệ thống ngân hàng; trách nhiệm, quyết liệt trong điều hành; tinh thần chia sẻ của ngành với người dân và doanh nghiệp và làm tốt công tác truyền thông để tạo đồng thuận dư luận vì thông tin liên quan đến lĩnh vực ngân hàng mang tính nhạy cảm cao”, Thủ tướng chỉ rõ.

Người đứng đầu Chính phủ nhận định, năm 2022, kinh tế thế giới và trong nước được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường do tác động của đại dịch Covid-19. Thị trường tài chính, tiền tệ thế giới có thể biến động phức tạp; xu hướng tăng lãi suất dự kiến được đẩy mạnh tại các nước đang phát triển khi kinh tế phục hồi và mở cửa trở lại. Giá cả hàng hóa thế giới được dự báo tăng cao, chuỗi cung ứng quốc tế chậm phục hồi sẽ tác động mạnh đến việc kiểm soát lạm phát tại các nước... đặt ra các thách thức cho hoạt động của ngành Ngân hàng nước ta.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ xây dựng, triển khai Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19 và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tạo nền tảng quan trọng để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Chính phủ xác định chủ đề điều hành năm 2022 là "Đoàn kết, kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển".

Với tinh thần và mục tiêu đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường công tác phân tích, dự báo; tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, hỗ trợ tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được tiếp cận thuận lợi nguồn vốn ngân hàng để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Khuyến khích, vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục các giải pháp đa dạng hóa dịch vụ, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số mạnh mẽ để mang lại tiện ích cho người dân và doanh nghiệp.

Tập trung triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, trong đó cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tích cực tham gia vào quá trình xử lý các ngân hàng yếu kém, các ngân hàng mua bắt buộc, đảm bảo an toàn, lành mạnh của toàn hệ thống cũng như của từng tổ chức tín dụng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng để tránh rủi ro hệ thống; tăng cường quản lý, giám sát việc các tổ chức tín dụng huy động vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp...

Thủ tướng Chính phủ tin tưởng, với ý chí, quyết tâm cùng với kinh nghiệm và những kết quả rất quan trọng đã đạt được trong thời gian qua, với tinh thần đoàn kết, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục phát huy và nỗ lực hơn nữa để đạt được những thành tích to lớn hơn trong năm 2022.

Thủ tướng chúc lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng mạnh khỏe, hạnh phúc, với niềm tin và tinh thần trách nhiệm cao sẽ có một năm thành công, thuận lợi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và chúc Tết ngành ngân hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.