Thứ sáu, 19/04/2024 14:44 (GMT+7)

Thủ tướng: Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường

Tùng Dương -  Thứ năm, 02/08/2018 14:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phát triển kinh tế phải gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương.

Trong 2 ngày (ngày 31/7-1/8/2018), tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018.

Chính phủ đã dành phần lớn thời gian của ngày làm việc thứ hai (ngày 1/8) của phiên họp để thảo luận về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2018.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2018 tiếp tục duy trì xu thế tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát. Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết liệt trong điều hành giá, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra, nhờ đó, sau hai tháng tăng liên tiếp, CPI tháng 7 đã giảm 0,09% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng, CPI bình quân tăng khoảng 3,45%, lạm phát cơ bản bình quân tăng ở mức hợp lý, khoảng 1,36% so với cùng kỳ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Tình hình sản xuất kinh doanh diễn biến tích cực trong cả 3 khu vực: nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Công nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2018 tiếp tục đà tăng trưởng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2018 ước tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất phân phối điện tiếp tục có mức tăng cao hơn so với mức tăng cùng kỳ. Đây là những yếu tố tạo động lực vững chắc để đạt được mục tiêu tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.

 Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng, khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế còn nhiều, tăng trưởng ngành công nghiệp có xu hướng chậm lại; năng lực cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng, các vấn đề bất cập trong nội tại nền kinh tế còn chậm được khắc phục. Sức ép lạm phát và biến động tỷ giá có xu hướng tăng lên. Diễn biến thời tiết phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân. Cán cân thương mại chưa thực sự bền vững…

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nhìn lại kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2018 nước ta đã đạt được những kết quả tích cực và toàn diện nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém và còn không ít khó khăn, thách thức phải tập trung khắc phục, giải quyết. 

Sau khi phân tích tình hình trong nước, khu vực, quốc tế; những yếu tố tác động đến kinh tế Việt Nam, trong đó có sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại; cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cầu các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác dự báo, chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình để có những phản ứng chính sách kịp thời.

Tinh thần chỉ đạo xuyên suốt là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, củng cố niềm tin xã hội, niềm tin thị trường, niềm tin doanh nghiệp; ngăn chặn nguy cơ tốc độ tăng trưởng đảo chiều sau 2 năm vững chắc. Phát triển kinh tế phải gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

“Tôi yêu cầu các thành viên Chính phủ trực tiếp hơn, sát sao hơn, quyết liệt hơn trong chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp, các nhiệm của ngành, lĩnh vực mình phụ trách. Các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh cần có kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng, giao trách nhiệm, kiểm tra đôn đốc cấp dưới của mình trong thực hiện nhiệm vụ; tập trung mạnh vào tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đối với phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

Thủ tướng nhấn mạnh cần siết chặt kỷ luật tài khóa, bảo đảm cân đối thu-chi ngân sách nhà nước, đề cao trách nhiệm giải trình, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch, tiến độ ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây chậm trễ trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công. Các cấp, các ngành cần triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiết kiệm chi thường xuyên, mua sắm, hội họp…

Đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia, nhất là những công trình thuộc ngành giao thông vận tải. Thúc đẩy đô thị hóa đi liền với công nghiệp hóa và phát triển các loại hình dịch vụ.

Không thay đổi các chính sách kinh tế, tài chính trong năm 2018; không điều chỉnh giá điện, kiểm soát chặt chẽ giá dịch vụ giáo dục, y tế. 

 Tái cơ cấu nông nghiệp một cách thực chất và mạnh mẽ hơn nữa; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp tục tăng cường quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. 

Về công tác phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành chức năng cần tiếp tục nâng cao năng lực cảnh báo, phòng chống. Xử lý nghiêm việc phá rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép. Luôn giữ thế chủ động trong phòng chống thiên tai, lũ lụt; tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất; kịp thời tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại; xử lý tốt vấn đề vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, khôi phục sản xuất, cơ sở hạ tầng thiết yếu, ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Đặc biệt phải bảo đảm an ninh, an toàn hồ đập; các hồ đập thủy điện và thủy lợi phải có người chịu trách nhiệm vận hành, điều tiết để bảo đảm an toàn cho người dân. 

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng: Phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Tin mới

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?