Thứ bảy, 20/04/2024 12:41 (GMT+7)

Thừa Thiên Huế: Siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tài nguyên và Môi trường

Công Thanh -  Thứ sáu, 24/03/2023 06:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều 23/3, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì buổi làm việc Đồng chí Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy, tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Phạm Thị Minh Huệ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Qúy Phương cùng đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh và Văn phòng Tỉnh ủy.

tm-img-alt

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu chủ trì buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đồng chí Lê Bá Phúc – Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết, về kết quả cụ thể trên nhóm nhiệm vụ chuyên môn. Theo đó, đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 cho 05/9 địa phương. Kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất tổ chức kinh tế, tôn giáo, đến nay, toàn tỉnh đã cấp được 9.652 Giấy chứng nhận, với diện tích 216.651 ha; đối với hộ gia đình, cá nhân cấp được 602.503 Giấy chứng nhận, với diện tích 71.693,7 ha.

tm-img-alt

Đồng chí Lê Bá Phúc – Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường phát biểu tại buổi họp.

Thực hiện Luật Đất đai 2013, UBND tỉnh giao đất, cho thuê đất, gia hạn sử dụng đất đối với 748 dự án. Cụ thể, giao đất: 194 dự án (giao đất có thu tiền sử dụng đất: 02 dự án; giao đất không tiền sử dụng đất: 188 dự án và giao đất thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất: 04 dự án) và cho thuê đất: 554 dự án…

Sở đã tập trung triển khai dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh; tiếp tục phối hợp với các sở, ngành thực hiện hạng mục công nghệ thông tin của dự án. Xây dựng mới và chuyển đổi bổ sung CSDL địa chính cơ bản hoàn thành, đã tích hợp CSDL địa chính cho 1.037.607 thửa đất lên hệ thống quản lý đất đai VBDLIS. Coi trọng công tác quản lý, kiểm tra và thanh tra về lĩnh vực khoáng sản; tăng cường công tác quản lý nhà nước bảo vệ môi trường…

Trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cũng nêu lên những tồn tại, khó khăn trong từng lĩnh vực công tác với 9 kiến nghị, đề xuất trong đó đáng chú ý: Tiếp tục lãnh đạo việc triển khai có hiệu quả Chỉ thị 24-CT/TU và Chỉ thị 07-CT/TU về xây dựng Thừa Thiên Huế xanh - sạch - sáng; đẩy nhanh, phủ kín các quy hoạch có liên quan, đảm bảo đồng bộ thống nhất giữa các loại quy hoạch; có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các Hợp tác xã tiến hành đo đạc để lập hồ sơ thuê đất theo quy định; chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung, nhanh chóng kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp để cho các doanh nghiệp thuê lại đất; đối với các Dự án đô thị mới khi kêu gọi đầu tư cần rà soát, đánh giá cụ thể đảm bảo tiêu chí, quy mô thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi đất; chỉ đạo đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải tại các khu cụm công nghiệp, khu đô thị; các địa phương có kế hoạch, lộ trình đầu tư theo đúng các tiêu chí môi trường nông thôn mới nâng cao.

tm-img-alt

Đồng chí Nguyễn Đại Vui – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại buổi họp.

Đối với những ý kiến, kiến nghị, thảo luận, kết luận buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh vai trò, vị trí quan trọng của ngành Tài nguyên và Môi trường - lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống người dân và sự phát triển bền vững của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà tập thể lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động ngành tài nguyên và môi trường nói chung, Sở Tài nguyên và Môi trường nói riêng đã đạt được trong thời gian qua.

tm-img-alt

Đồng chí Phan Quý Phương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi họp.

Chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, trong công tác quản lý đất đai cần đẩy nhanh tiến độ đo đạc, bảo đảm tất cả các thửa đất đều được đo để quản lý, chống lấn chiếm. Đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong việc cấp đất, rà soát và khắc phục sớm những thiếu sót theo Kết luận Thanh tra; phối hợp các cơ quan chức năng làm tốt công tác kêu gọi đầu tư; nghiên cứu rút gọn thời gian dự án, làm tốt công tác chuẩn bị, giải phóng mặt bằng; tăng cường việc số hóa dữ liệu địa chính; quản lý cán bộ toàn ngành, xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với cải cách hành chính và đạo đức công vụ từ cấp tỉnh đến cơ sở; nâng cao năng lực công tác chuyên môn, thực thi nhiệm vụ...

Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, đồng chí Lê Trường Lưu chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với cơ quan liên quan kiểm soát môi trường biển, đánh bắt đúng quy định; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp với các lực lượng chức năng xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm môi trường.

Tại cuộc làm việc, Bí thư Tỉnh ủy mong muốn Sở không chỉ làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, mà còn chăm lo công tác xây dựng Đảng, thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy. Nội bộ Sở tiếp tục đoàn kết, kĩ cương, thống nhất trong tham mưu đề xuất tránh để xảy ra sai sót, tham mưu chặt chẽ, theo đúng quy định pháp luật.

Bạn đang đọc bài viết Thừa Thiên Huế: Siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Tài nguyên và Môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ