Thứ sáu, 29/03/2024 18:42 (GMT+7)

Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ sáu, 17/12/2021 14:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đổi mới sáng tạo phải trở thành phong trào trong mọi tầng lớp nhân dân, trong doanh nghiệp và kết nối với toàn cầu, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm thì mới phát huy hiệu quả.

Đánh giá cao vai trò của KHCN tác động lên tăng trưởng kinh tế, TS Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho rằng: Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao so các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời huy động các nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm dần phụ thuộc khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng, đã dần dựa trên KHCN.

Theo số liệu của Cục Quản lý đãng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2016-2019, mỗi năm Việt Nam có hơn 126 nghìn doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so giai đoạn 2011-2015. Trong đó, hiện có hơn 3.000 DN khởi nghiệp. Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Ô-xtrây-li-a đánh giá, Việt Nam đang đứng thứ ba Đông - Nam Á về số lượng các DN khởi nghiệp và tốp 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp dẫn đầu.

Tuy quyết tâm và cơ chế đã mở, song để tiến đến thành công, một trong những rào cản lớn nhất của Việt Nam lúc này, theo nhiều chuyên gia, là khó khăn trong thực thi. Đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây cho biết, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay chỉ đạt 3,39/10 điểm, trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Ma-Lai-xi-a là 5,59; Thái Lan là 4,94…

Chủ sở hữu kết quả nghiên cứu, tác giả tự đầu tư khai thác, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng sáng chế, hợp tác với các bên để khai thác, chuyển giao. Một số mô hình đã được thành lập để thúc đẩy thương mai hoá công nghệ thông qua mô hình doanh nghiệp khởi nguồn từ trường đại học, viện nghiên cứu. Có một số viện, trường thiết lập được các mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp và bước đầu cho thấy lối ra cho sản phẩm nghiên cứu, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên trong thương mại hóa công nghệ, kết quả nghiên cứu.

Tại Hà Nội, chiều ngày 14/12/2021, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự chương trình “Dấu ấn TECHFEST và WHISE 2021” trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHEEST Việt Nam 2021 lần thứ 7 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.

Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2021, dù có rất nhiều khó khăn, nhưng sự nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã đạt được những kết quả rất có ý nghĩa trong giai đoạn phát triển đất nước, khẳng định sự nỗ lực, cố gắng vươn lên rất đáng trân trọng. Đề cập đến vai trò quan trọng của đổi mới sáng tạo, Thủ tướng nêu rõ, đổi mới sáng tạo vừa là trung tâm, vừa là động lực của sự phát triển. Bất cứ quốc gia nào, bất cứ thời kỳ nào cũng đều phải đổi mới sáng tạo. Muốn phát triển nhanh và bền vững phải dựa vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đổi mới sáng tạo phải trở thành phong trào trong mọi tầng lớp nhân dân, trong doanh nghiệp và kết nối với toàn cầu, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm thì mới phát huy hiệu quả.

Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành tổng kết lại quá trình đổi mới sáng tạo, kể cả trong lịch sử của ông cha ta để có cơ sở dữ liệu, bài học, kinh nghiệm cho đổi mới sáng tạo hiện nay và trong thời gian tới; tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam; truyền thông quý báu của dân tộc Việt Nam; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện thể chế, có các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khuyến khích hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tăng cường thu hút các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo không chỉ từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư chuyên nghiệp, mà còn từ các tập đoàn lớn, tổ chức quốc tế, từ các cá nhân và cộng đồng; tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế, mở rộng liên kết, kết nối trong nước và kết nối quốc tế, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hình thành thị trường đổi mới sáng tạo, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đặt hàng, sử dụng các sản phẩm đổi mới, sáng tạo.

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, năm 2021, mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng nguồn tài chính đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam tăng cao chưa tưng thấy. Hơn 1,3 tỷ USD đã được ghi nhận đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam (cao nhất từ trước tới nay).

Trong hệ sinh thái này, sự tham gia của các chủ thể ngày càng tích cực và đã có sự tăng trưởng tốt về số lượng. Hiện có khoảng 1.000 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 202 khu làm  việc chung; 217 quỹ đầu tư, nhà đầu tư; 79 cơ sở ươm tạo; 40 tổ chức thúc đẩy kinh doanh... Bên cạnh đó, cả nước cũng đã có hơn 140 trường đại học, cao đẳng tổ chức hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Hiện, Việt Nam đang từng bước hình thành các mạng lưới liên kết, thúc đẩy dòng chảy của tri thức, của công nghệ trong và ngoài nước. Một Mạng lưới hỗ trợ và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam và Mạng lưới các Hội trí thức kiều bào hỗ trợ đổi mới sáng tạo và thương mại hóa công nghệ đã được thiết lập.

TECHFEST Việt Nam 2021 lần thứ 7 có chủ đề “Đổi mới sáng tạo - Kiến tạo tương lai” nhằm mang đến cơ hội kết nối nguồn lực tài chính, đối tác, phát triển thị trường, chia sẻ kiến thức cho các sáng lập viên, giúp các doanh nghiệp phát huy hiệu quả nguồn lực và thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch, với sự góp mặt của 16 làng công nghệ. Trong khuôn khổ của chương trình đã diễn ra Diễn đàn đối thoại cấp cao với chủ đề “Phát triển mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo mở và chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở: Sáng kiến và gợi mở cho Việt Nam”.

Sau diễn đàn đối thoại, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký thỏa thuận hợp tác với đại diện các tập đoàn lớn: Vingroup, Sao Thái Dưong, APEC, Vicoland... Đây là hoạt động nhằm xây dựng mạng lưới hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, bằng cách kết nối, thu hút sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Theo đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có cơ hội hợp tác, tham gia vào hệ sinh thái của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn cũng như nhận được sự hỗ trợ, tư vấn về kinh nghiệm thương mại hóa sản phẩm…

Trong năm 2021, Hà Nội tiếp tục đổi mới trong công tác đặt hàng và tuyển chọn đơn vị thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ với phương thức, quy trình chặt chẽ hơn, xét tuyển qua 2-3 vòng; thời gian được  rút gọn 3-4 tháng; đối tượng tham gia đặt hàng, tuyển chọn được mở rộng; dự án sản xuất thử nghiệm cũng tăng lên; đưa ra tuyển chọn cả những nhiệm vụ đột xuất, nhưng vẫn bảo đảm trình tự, rứt ngắn thời gian.

Xuất phát từ những bất cập, vướng mắc nảy sinh của các sở, ngành, địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ đã xây dựng được danh mục các nhiệm vụ xứng tầm, cấp thiết để thành phố đặt hàng và tuyển chọn đơn vị thực hiện. Năm 2021, có 91 nhiệm vụ được đưa ra tuyển chọn, kết quả 74 nhiệm vụ có đơn vị trúng tuyển. Ngoài ra, có 2 nhiệm vụ đột xuất là tham gia xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), kết quả sau 2 tháng đã tuyển chọn được đơn vị thực hiện.

Sở cũng đã tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định số 4116/QĐ-UBND về việc thành lập 9 Chương trình khoa học và công nghệ thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của các chương trình là tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ phù hợp với yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa và con người Thủ đô, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vũng ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh của thành phố.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Giai đoạn 2016-2020, thành phố đã triển khai thực hiện 345 nhiệm vụ thuộc 12 chương trình khoa học và công nghệ, 1 chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm thành phố. Kết quả của các đề tài, dự án, đề án khoa học được áp dụng với các mức độ và quy mô khác nhau, góp  phần phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Cơ chế quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã chuyển mạnh từ phương thức giao trực tiếp sang đặt hàng, tuyển chọn.

Trên 85% nhiệm vụ sau khi nghiệm thu đã được ứng dụng vào thực tiễn, tạo cơ sở khoa học để tham mưu hoạch định cơ chế, chính sách; thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, đời sống, phục vụ phát triển kinh tế, - xã hội Thủ đô. Đặc biệt, giai đoạn 2016-2020, Hà Nội là địa phương duy nhất cả nước đã ban hành và triển khai thực hiện Chương trình số 20-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm thành phố Hà Nội: “Những luận cứ khoa học để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố (2015-2020), định hướng phát triển Thủ đô giai đoạn “2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030”

Năm 2022, trọng tâm đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ của thành phố sẽ căn cứ vào Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, các chương trình công tác của Thành ủy, các chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch của thành phố và nhu cầu thực tiễn của các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp.

Theo đó, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, khoa học lý luận chính trị, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiển đấu của tổ chức Đảng, đảng viên… Nghiên cứu phát triển đô thị gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng bền vững, thông minh, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu.  

Gắn sản xuất với thị trường

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Nông nghiệp đang triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm thực hiện được “mục tiêu kép ” là vừa phòng chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu nông sản.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, với các loại rau màu, các địa phương căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp; đồng thời theo sát việc sản xuất các loại cây ăn quả, nhất là cây ăn quả chủ lực như thanh long, nhãn, sầu riêng, xoài, chôm chôm... để có chỉ đạo phải phù hợp. Ngoài ra, các tỉnh, thành phố cần thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh; phối hợp với doanh nghiệp, hợp tác xã... điều chỉnh tốc độ tăng đàn gia cầm, tránh xuất chuồng ồ ạt để ổn định thị trường và giá cả.

Trong khi đó, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quốc Toản thông tin: Bộ NN& PTNT đang tiếp tục nắm thực tế sản xuất cũng như nguồn cung nông sản tại các địa phương, đặc biệt là những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19 để khuyến cáo và chỉ đạo sản xuất theo nhu cầu thị trường. Bộ cũng tăng cường thông tin, hướng dẫn về các rào cản kỹ thuật trong thương mại, từ đó có định hướng cụ thể cho doanh nghiệp việc xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ở các thị trường trọng điểm.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, hướng tới mục tiêu tăng trưởng năm 2021 từ 3% trở lên và giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 44 tỷ USD, từ nay đến cuối năm, ngành Nông nghiệp tiếp tục tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất và kinh doanh nông sản thông qua các hình thức liên kết và hợp tác, kết hợp với đào tạo người nông dân, chuyển từ mục tiêu “Hỗtrợ kinh tế hộ” sang “Hỗtrợ kinh tế tập thể”, tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp. Cùng với đó là xác định rõ nhu cầu của thị trường, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất để cung úng các sản nhẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, ngành Nông nghiệp đã, đang nỗ lực vượt thách thức, triển khai nhiều giải pháp gắn sản xuất với thị trường để vừa bảo đảm nguồn cung nông sản trong nước, vừa thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tài liệu tham khảo:

1. PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển “Thương mại hoá kết quả nghiên cứu và đổi mới công nghệ”.

2. Linh Cầm “Đổi mới sáng tạo để phát triển ”. Báo nhân dân số Tết Tân Sửu 2021.

3. Thanh Hằng. “Đẩy mạnh thương mại hoá kết quả nghiên cứu”. Báo Hà Nội mới 31/5/2021.

4. Ngọc Quỳnh “Ngành nông nghiệp nỗ lực vượt thách thức”. Báo Hà Nội mới 31/5/2021.

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới