Thứ sáu, 29/03/2024 13:21 (GMT+7)

Thực hiện các giải pháp cấp bách quản lý chất thải rắn

MTĐT -  Thứ ba, 10/08/2021 11:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ TN&MT ban hành kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Cụ thể, Bộ TN&MT sẽ tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản có nội dung liên quan đến quản lý chất thải rắn; xây dựng, hoàn thiện và ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, các quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý rác thải; các hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, phân loại rác thải tại nguồn.

Dự kiến vào tháng 10/2021, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư của Bộ TN&MT. Trong đó bao gồm các nội dung liên quan đến quản lý chất thải rắn; các quy định về phương pháp định giá dịch vụ xử lý rác thải; tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý rác thải.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, bao gồm các nội dung về định hướng vị trí, quy mô các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung cấp vùng, cấp quốc gia. Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật đối với việc cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, các khu vực bị ô nhiễm do rác thải gây ra, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các hoạt động thanh kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn trên phạm vi toàn quốc sẽ được tiến hành thường xuyên hàng năm.

Đối với các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường, dự kiến trong năm 2021, Bộ TN&MT sửa đổi các quy chuẩn về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt theo hướng ban hành chung đối với khí thải công nghiệp, trong đó có quy định về khí thải lò đốt chất thải rắn sinh hoạt. Các quy định kỹ thuật về lò đốt này sẽ được ban hành trong một quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải, bao gồm lò đốt chất thải công nghiệp, lò đốt chất thải rắn y tế và lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện trong năm 2021.

Kế hoạch cũng phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị trực thuộc Bộ. Trong đó, Tổng cục Môi trường chủ trì (phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ) trong việc phối hợp với Bộ Xây dựng để xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn phù hợp với việc phân loại rác thải tại nguồn của khu trung tâm thương mại kết hợp với căn hộ; chung cư kết hợp với văn phòng; tổ hợp công trình cao tầng có chức năng hỗn hợp; quy hoạch, bố trí điểm tập kết, trung chuyển rác thải trong các đô thị và điểm dân cư nông thôn tập trung bảo đảm vệ sinh môi trường phù hợp với quy định của pháp luật.

Trước đó, Bộ TN&MT đã đề xuất xây dựng đề án “Tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam” trên cơ sở lồng ghép nội dung Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn trình Chính phủ.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thượng Hiền, mục tiêu của đề án nhằm tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức, cá nhân tham gia giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Đồng thời, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra, tạo sự chuyển biến căn bản trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

PV (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Thực hiện các giải pháp cấp bách quản lý chất thải rắn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới