Thứ năm, 25/04/2024 16:39 (GMT+7)

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Chủ nhật, 14/11/2021 12:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo đại biểu, để tháo gỡ khó khăn, nước ta cần chú trọng thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm, đó là cơ cấu lại lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng.

Ngày 9/11/2021tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về ky họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2022-2024).

GDPnăm 2022 có thể đạt6-6,5% nếu kiểm soát dịch tốt

 Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Đoàn Hậu Giang) cho biết đại dịch Covid-19 đã làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đưt gãy, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp ngừng trệ hoạt động. Theo đại biểu, để tháo gỡ khó khăn, nước ta cần chú trọng thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm, đó là cơ cấu lại lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng. Cùng với đó là phát triển đồng bộ hạ tầng và ưu tiên liên kết vùng để các địa phương liên kết với nhau, những vùng có lợi thế phát huy và kết nối lại thị trường trong nước, quốc tế.

Để bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022 và các năm tiếp theo, đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi thật sự chưa cần thiết. Đồng thời, điều tiết kịp thời đối với có hiệu quả... Trong khi đó, đại biểu Vũ Tuấn Anh (Đoàn Phú Thọ) nhất trí với việc chuyển nguồn 16.000 tỷ đồng từ năm 2021 sang năm 2022 để tổng nguồn vốn ngân sách trung ương dành cho thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2022 sẽ là 24.000 tỷ đồng.

Cho rằng nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều tiềm năng, đại biểuTrần Hoàng Ngân (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) bày tỏ nhất trí với 16 chỉ tiêu chủ yếu và 12 nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Tuy nhiên, đại biểu kiến nghị cần tiếp tục kiểm soát giá cả, không để đầu cơ tích trữ hàng hóa, vì nếu để lạm phát cao sẽ phá vỡ các kế hoạch đề ra. Đại biểu đồng tình với chỉ tiêu tăng. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2022 có thể đạt 6-6,5%. “Nếu kiểm soát được dịch bệnh, tốc độ tăng trưởngthể còn cao hơn”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhận định.

Giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đại dịch

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn Bình Định), đề xuất tập trung rà soát các lỗ hổng trong việc bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao bị dịch Covid-19 tấn công như người già, người có bệnh nền, phụ nữ có thai; bảo vệ cơ sở y tế, viện dưỡng lão để không trở thành ổ dịch; tiêm phủ mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho đại bộ phận dân số để tạo miễn dịch bước đầu, tiến tới tiêm đủ liều, vì hiện nhiều tỉnh vẫn có tỷ lệ tiêm thấp. Đại biểu cũng đề nghị khẩn trương ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, điều trị người mắc Covid-19 trên phạm vi toàn quốc

Nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, dịch bệnh đã gây ra một số vấn đề xã hội cần được quan tâm, giải quyết, nhất là nhiều người lao động mất việc làm. Từ đó, Chính phủ cần khẩn trương rà soát chính sách an sinh xã hội; các địa phương cần xây dụng phương án để đối phó hệ lụy người lao động di chuyển khỏi đô thị, khắc phục đứt gãy nguồn cung lao động.

Còn đại biểu Nguyễn Thị Hà (Đoàn Bắc Ninh) cho rằng, việc dạy và học trực tuyến kéo dài đã gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe của người dạy, người học. Vì thế, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng các phần mềm quản lý việc dạy, học và tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp, hiệu quả, tiên tiến và thân thiện với người dùng.

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dành nhiều thời gian để trả lời ý kiến một số đại biểu xung quanh vấn đề điện năng. Bộ trưởng cho biết, một số dự án điện gió xin kéo dài thời gian áp dụng biểu giá hỗ trợ. Tuy nhiên, đây là cơ chế giá hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích phát triển trong một thời gian nhất định nên việc kéo dài thời gian áp dụng là không hợp lý, không đúng bản chất của chính sách, gây bất bình đẳng các dự án cùng cơ chế.

Tiếp thu các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, tình hình kinh tế - xã hội năm 2021 gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19. Vì thế, đời sống của người dân cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều chỉ tiêu không đạt. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng lý giải nguyên nhân vì sao việc giải ngân đầu tư công trong năm 2021 còn chậm, cũng như kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước cho các địa phương trong năm 2022.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin, trong bối cảnh tác động do Covid-19 nhưng việc thu, chi ngân sách nhà nước vẫn bảo đảm. Trong đó, Chính phủ đã thực hiện một loạt chính sách tài khóa để hỗ trợ cho doanh nghiệp chịu tác động do đại dịch, về dư địa nợ công còn lớn, Bộ trưởng cho biết nợ công cuối năm 2025 gấp 1,6 lần so với năm 2020, điều này có nghĩa nợ công đến năm 2025 là 45,6% theo cách tính GDP cũ, còn theo GDP mới là 57,9%.

Kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trong hai ngày thảo luận đã có 120 đại biểu thuộc 57 đoàn đại biểu phát biểu, 2 đại biểu tranh luận và 5 bộ trưởng tham gia giải trình. “Các đại biểu đánh giá cao các giải pháp của Chính phủ cũng như sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, mỗi người dân để góp phn kiểm soát dịch Covid-19 và phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó, nhiều đại biểu đã nêu các kiến nghị, giải pháp mang tính tổng thđể phục hồi nền kinh tế sau đại dịch; đồng thời thống nhất lùi thời điểm cải cách tiên lưng đdành nguồn lực kiểm soát dịch và khôi phục kinh tế”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh.

Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết trong thực hiện “MỤC TIÊU KÉP”

Báo cáo của các bộ, ngành liên quan cho thấy, sau hơn 3 tuần thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19’’, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, việc di chuyển của người dân, người lao động dần trở lại trạng thái bình thường mới; trong đó doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 29,8% so với tháng trước. So với thời điểm cách đây 1 tháng, trước khi thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP, số ca mắc trong cộng đồng giảm 66,7%; số tử vong giảm 64,6%; số ca điều trị giảm 97,3%. Đến thời điểm này, trong tổng số 195 triệu liều vắc xin đã có hợp đồng hay có thỏa thuận cung ứng thì 124 triệu liều đã về Việt Nam...

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong tháng 10 có nhiều sự kiện quan trọng, cả đối nội và đối ngoại. Cũng trong tháng 10 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP và Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4800/QD-BYT để cụ thể hóa Nghị quyết 128/NQ-CP.

Kể từ khi ban hành (ngày 11-10) đến nay, các quy định của Nghị quyết 128/NQ-CP cơ bản phù hợp với tình hình. Theo Thủ tướng, chúng ta đã thay đổi tư duy và cách chống dịch theo hướng quản lý rủi ro chứ không theo đuổi chính sách “Zero Covid-19”, đồng thời thực hiện từng bước thận trọng, chắc chắn, rút kinh nghiệm và mở rộng dần. Các bộ, ngành, địa phương đã cơ bản đồng tình và tổ chức thực hiện quyết liệt Nghị quyết 128/NQ-CP. Khi chuyển trạng thái có thể xảy ra vướng mắc nhưng quan trọng nhất là chúng ta phát hiện ra, điều chỉnh và chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Thủ tướng nêu rõ “không có lựa chọn hoàn hảo mà chỉ có lựa chọn tối ưu” và sự tối ưu được chứng minh qua thực tiễn; đồng thời nhấn mạnh: "Tuyệt đi không được chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch..."

Nhắc lại tình hình tháng 10, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện trên các mặt công tác, hoàn thành khối lượng lớn công việc, bao gồm chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIU), kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV, tập trung cho công tác đối ngoại, cả đa phương và song phương. Để hoàn thành tốt các công việc này, Thủ tướng cho rằng có sự đoàn kết, thống nhất, quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo; căn cứ chức năng, quyền hạn của mình để chủ động giải quyết.

Về tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng khẳng định, có nhiều điểm tích cực. Trước hết, dịch bệnh dần được kiểm soát, thực hiện quyết liệt chính sách an sinh xã hội, chiến lược vắc xin được đẩy mạnh (gồm cả nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước và tiêm chủng).

Thủ tướng đánh giá, hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp đang phục hồi, xuất nhập khẩu duy trì đà tăng tích cực; khắc phục được nhập siêu và trở lại xuất siêu với mức 160 triệu USD; giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế. Lạm phát được kiểm soát tốt. Xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài gia tăng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả được chủ quan, cần nhìn nhận rõ các rủi ro, thách thức. Dịch bệnh còn diễn biến phức tạp; rủi ro tài khóa, nợ công, sức ép lạm phát... Mặc dù tình hình doanh nghiệp đã phục hồi, số doanh nghiệp trở lại hoạt động nhiều hơn số doanh nghiệp rút khỏi thị trường, nhưng doanh nghiệp còn gặp khó khăn. Tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm.

Thủ tướng cho rằng phải đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin, bảo đảm an toàn, hiệu quả, khoa học, không chần chừ, nhất là tập trung cho các địa bàn, khu vực trọng điểm như các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Phải phấn đấu tiêm hết số vắc xin còn lại trong tháng 11 này.

Về đầu tư công, Thủ tướng nhấn mạnh, cần phân tích rõ nguyên nhân về thể chế chính sách hay khâu tổ chức thực hiện để khắc phục những tồn tại, hạn chế; phải tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy đầu tư công.

Định hướng nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tiếp tục thực hiện các mục tiêu: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo tinh thần quản lý rủi ro và đẩy mạnh phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm an ninh trật tự; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) Việt Nam đã ký kết. Thủ tướng cũng nhấn mạnh về kích thích tiêu dùng nội địa bởi hoạt động bán lẻ đã phục hồi nhưng còn yếu; đồng thời bảo đảm các giải pháp kiềm chế lạm phát.  Đặc biệt, phải tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết trong thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa duy trì tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, tại phiên hợp Chính phủ đã thảo luận Đề án thi điểm tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư; xem xét báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP quý III-2021; báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ giao và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết tháng 10 và 10 tháng năm 2021.

Chiều 6-11, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ tháng 10-2021 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn.

Thông tin về tác động của đại dịch, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết, đáng lưu ý, có sự dịch chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh làm cho thị trường lao động chia cắt cục bộ, nguy cơ thiếu hụt lao động ở một số vùng, một số ngành,; lĩnh vực khi phục hồi sản xuất, về công tác hỗ trợ, theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, tính đến ngày 5-11, các địa phương đã giải quyết cho 9,3 triệu lao động, với số tiền 22.289 tỷ đồng. Tổng số tiền đã chi trả là 21.851 tỷ đồng; tương đương 98% tổng kinh phí được giải quyết.

Liên quan đến tiến độ mở cửa trở lại trường học cho học sinh học tập trung, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho hay, nơi nào kiểm soát được dịch thì sớm cho học sinh quay trở lại trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá nhu cầu học sinh quay trở lại trường là chính đáng, nên sẽ tổ chức hội nghị trực tuyển để triển khai dạy học trực tiếp vào đầu tuần tới.

Tài liệu tham khảo:

  1. Tiến Thành, Đinh Hiển “Thực hiện đồng bộ các giảm pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế”. HNM 10/11/2021
  2. TTXVN – Hà Phong “Kiên trì quyết liệt tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doang nghiệp phát triển” HNM 7/11/2021.

         

Bạn đang đọc bài viết Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.